Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn TNXH phần nội dung 1, nội dung 2.
Bạn đang đọc: Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học
Nhờ đó, thầy cô dễ dàng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học đạt kết quả như mong muốn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Tự nhiên và xã hội. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án Module 9 môn Tự nhiên và xã hội
NỘI DUNG 1 HĐ 1: 1-B, 2-D, 3-A, 4- C
NỘI DUNG 1 HĐ 2: 1-D, 2-A, 3- B, 4- C
NỘI DUNG 2 HĐ 5
CÂU 1: Các thiết bị, công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội:
- Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop)
- Máy chiếu đa năng (Projector)
- Thiết bị âm thanh đa năng di động
- Một số thiết bị công nghệ nâng cao: Máy tính bảng, Bảng tương tác
CÂU 2: Sử dụng 01 thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội: Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop)
1. Giới thiệu
Máy vi tính hay máy tính cá nhân (PC) là loại máy tính phổ biến nhất được dùng hiện nay. Máy tính cá nhân có thể được phân thành hai loại chính: Máy tính để bàn và máy tính xách tay. Về cơ bản, tất cả các máy tính đều có 02 thành phần chính là phần cứng và phần mềm. Phần cứng là tất cả các bộ phận có kết cấu vật lí, có thể ở bên trong hoặc bên ngoài của máy tính như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, bo mạch, … Phần mềm là tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện chức năng hoặc nhiệm vụ. Ví dụ như: phần mềm MS Word, Internet Explorer, Adobe Reader, …
2. Lợi ích
Máy tính có rất nhiều lợi ích, có thể hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động dạy học như:
- Nhanh chóng và chính xác: máy tính có thể thực hiện các tác vụ thường xuyên với tốc độ nhanh hơn con người. Máy tính có thể thực hiện công việc một cách chính xác khi dữ liệu đưa vào là chính xác.
- Lưu trữ một lượng thông tin lớn và có thể được lấy ra khi cần.
- Thực hiện các nhiệm vụ phức tạp một cách tự động: Máy tính có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhiều lần và độ chính xác như Đối với máy tính cấu hình mạnh có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau.
- Giải quyết cả những nhiệm vụ đơn giản lẫn phức tạp vì máy tính vừa là công cụ để làm việc, học tập, quản lí, thực hiện các công tác chuyên môn, vừa là công cụ để liên lạc, giải trí, …
3. Lưu ý khi sử dụng
- Máy tính có khả năng thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ họa. Để thực hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính cần được trang bị một hệ điều hành và các chương trình phần mềm tương thích.
- Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy tính cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác. Do đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định.
- Cần tuân thủ chế độ bảo quản và bảo hành máy tính đúng cách và định kì.
4. Gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học
- Ý tưởng sư phạm: thiết kế các bài giảng với hình ảnh, video, … phục vụ dạy học các nội dung về tự nhiên và xã hội.
- Thực hiện: GV sử dụng máy tính có kết nối Internet để thu thập học liệu số có liên quan, sau đó dùng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng với đầy đủ kênh chữ, kênh hình, video, âm thanh, … để dạy học các nội dung về tự nhiên và xã hội.
- Hiện nay máy tính gần như tham gia đầy đủ vào các công việc thường ngày của giáo viên từ thu thập dữ liệu, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí học sinh. Do đó, ứng dụng của máy tính trong dạy học và giáo dục là rất đa dạng.
NỘI DUNG 2 HĐ 6
CÂU 1: Khai thác học liệu số trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục:
HỌC LIỆU SỐ
Môn Tự nhiên và Xã hội có nguồn tài nguyên, học liệu số rất đa dạng. Nguồn học liệu số bao gồm sách điện tử, bài kiểm tra dưới dạng tệp tin, các bài phát biểu, chương trình truyền hình, cho đến các loại hình ảnh, đồ họa thông tin, video, phim ảnh, hay các trang web chia sẻ tài nguyên, học liệu số.
GV khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội có thể khai thác nguồn học liệu số có sẵn trên Internet để xây dựng và tổ chức kế hoạch bài dạy. Thông tin về nguồn học liệu số được trình bày chi tiết trong nội dung tiếp theo. Ngoài ra, GV có thể tự xây dựng, phát triển các học liệu số bằng các công cụ, phần mềm như:
Nguồn học liệu số dùng chung
1. Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá)
– Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/
– Mô tả: Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác sử dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá. Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục vụ giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Kho học liệu cung cấp một số dạng phổ biến như: bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình, bản số hoá các bộ sách giáo khoa, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, …
2. Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP)
– Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/
– Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV có thể tra cứu và tham khảo các thông tin liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương trình môn học, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội
a) Chương trình truyền hình
Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là một ví dụ https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-noi-nong-nhat-hanh- tinh-phan-1-91125.htm, https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-the-gioi-cac-loai-cay- phan-1-254025.htm.
b) Phim về các chủ đề dạy học Tự nhiên và Xã hội
Nội dung về Tự nhiên và Xã hội hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những ứng dụng phổ biến về video Tự nhiên và Xã hội là Youtube. Sau đây là một ví dụ https://www.youtube.com/watch?v=oRuCm3t8lO4
c) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề
GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực con người và tự nhiên (động vật, thực vật, trái đất và bầu trời). Kho dữ liệu tranh, ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn. GV và HS nên sử dụng các từ khóa bằng tiếng Anh khi tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết quả phù hợp hơn.
* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:
– Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.
– Sử dụng đúng từ khoá.
– Sử dụng các liên từ “OR”, “AND”.
– Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.
Cần chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng như sự an toàn. Đặc biệt, các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lí cần được tôn trọng và tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.
4. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu số
Loại học liệu số về nội dung dạy học gồm các dạng khác nhau như hình ảnh tĩnh/động, thí nghiệm ảo, video, sơ đồ, mô hình, bản trình chiếu, …
Nội dung dạy học có thể được chia làm nhiều loại và có thể phù hợp với một số dạng học liệu số. Ví dụ, với loại nội dung về quá trình biến đổi trong một số môn học hay diễn tiến phát triển thì nên sử dụng dạng học liệu số như video, thí nghiệm ảo; với loại nội dung về khái niệm, định nghĩa, … nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh nhằm khai thác tính năng ưu thế ở từng loại học liệu số.
Mỗi loại nội dung dạy học cần được thể hiện ở dạng học liệu số phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu minh họa, bổ trợ hay các mục tiêu khác trong dạy học và giáo dục. Điều này phụ thuộc vào việc phân tích chương trình, yêu cầu cần đạt, xác định các nội dung dạy học và các ý tưởng sư phạm khi xây dựng chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Việc xác định nội dung dạy học có thể dựa vào tính chất của nội dung dạy học cần thực hiện trong kế hoạch bài dạy để đáp ứng yêu cầu thực thi và đạt được yêu cầu cần đạt. Trên bình diện chung nhất, có thể phân tích các nội dung dạy học theo các nhóm: khái niệm, cấu trúc – chức năng – tính chất, hiện tượng – bản chất – quá trình, quy luật– nguyên lí, ý nghĩa – ứng dụng, … Tuy nhiên, cần khẳng định việc lựa chọn học liệu số phù hợp với loại nội dung vẫn phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu cần đạt, hướng đến yêu cầu cần đạt và phục vụ cho hoạt động hay chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy và hướng đến hoạt động mà HS là chủ thể.
CÂU 2: Ví dụ thực tế về việc khai thác học liệu số trong thực tiễn khi tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục:
Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là một ví dụ https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-noi-nong-nhat-hanh-tinh-phan-1-91125.htm , https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-the-gioi-cac-loai-cay- phan-1-254025.htm .
a) Phim về các chủ đề dạy học Tự nhiên và Xã hội
Nội dung về Tự nhiên và Xã hội hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những ứng dụng phổ biến về video Tự nhiên và Xã hội là Youtube. Sau đây là một ví dụ https://www.youtube.com/watch?v=oRuCm3t8lO4
b) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề
GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực con người và tự nhiên (động vật, thực vật, trái đất và bầu trời). Kho dữ liệu tranh, ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn. GV và HS nên sử dụng các từ
khóa bằng tiếng Anh khi tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết quả phù hợp hơn.
* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:
– Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.
– Sử dụng đúng từ khoá.
NỘI DUNG 2 HĐ 7
CÂU 1: Sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân: Zalo
1. Giới thiệu
Zalo là một phần mềm ứng dụng xã hội khá phổ biến tại Việt Nam. Với các chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, Zalo là phần mềm hữu hiệu trong việc trao đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong lớp học một cách dễ dàng, nhanh chóng.
2. Chức năng
– Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group);
– Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video), có thể chia sẻ các file có dung lượng lớn; có thể được sử dụng trong chia sẻ học liệu số;
– Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của HS hoặc nhắc lịch học online;
– Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm;
– Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian thực;
– Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm HS trong lớp để triển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online.
Việc tạo nhóm zalo để quản lí nhóm cũng như hỗ trợ HS hoàn toàn có thể chủ động thực hiện nhưng phải đảm bảo tính xác thực và tính công khai khi khai thác, sử dụng.
3. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Zalo có thể được sử dụng trong việc trao đổi thông tin và học liệu số giữa các đối tượng người dùng khác nhau: GV, HS, phụ huynh.
Gợi ý 1: Gửi thông báo cho HS
Ý tưởng: GV muốn thông báo cho HS của lớp về việc cần phải mang bổ sung một mẫu vật cho buổi học thực hành môn Tự nhiên và Xã hội.
Thực hiện:
– Điều kiện tổ chức: GV và HS cần có một trong những thiết bị đủ điều kiện sử dụng phần mềm Zalo.
– Phương án tổ chức:
+ GV gửi thông báo văn bản vào nhóm sử dụng Zalo của lớp;
+ HS vào nhóm Zalo và đọc tin nhắn để thực hiện nhiệm vụ của GV giao.
Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS thả tim hoặc nhấn “like” để xác nhận đã đọc được thông báo của GV.
Gợi ý 2: Gửi một tài liệu dưới dạng video bài giảng cho HS vắng buổi học.
Ý tưởng: GV và HS đã tham gia dạy và học trực tuyến trên phần mềm Google Meet, hôm đó có 2 HS nghỉ học có phép. GV muốn gửi video bài giảng cho HS vắng buổi học để các em kịp thời nghe lại bài giảng của buổi học đã vắng.
Thực hiện:
– Điều kiện tổ chức: GV và HS cần có một trong những thiết bị đủ điều kiện sử dụng phần mềm Zalo.
– Phương án tổ chức:
+ GV ghi âm và ghi hình lại bài giảng của buổi học trực tuyến và xuất dưới dạng video. Sau buổi học trực tuyến, GV gửi video bài giảng và tin nhắn vào nhóm sử dụng Zalo của lớp;
+ HS vào nhóm Zalo, đọc tin nhắn và tải video để nghe lại bài giảng của GV.
Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS thả tim hoặc nhấn “like” để xác nhận đã đọc được thông báo của GV.
CÂU 2: Ví dụ thực tế và những điều cần lưu ý về các phần mềm mà bản thân đã từng sử dụng: Microsoft PowerPoint/ MS-Powerpoint.
Gợi ý 1: Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học trên lớp
- Ý tưởng: Giáo viên cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học một chủ đề học tập trên lớp.
- Thực hiện:
- Giáo viên: Sử dụng Powerpoint để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên) trước tại nhà đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với bài trình chiếu để hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức.
- Học sinh: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của giáo viên, tham gia các hoạt động học tập và tập trung theo dõi bài trình chiếu của giáo viên.
Gợi ý 2: Thiết kế một trò chơi để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, chuyển tiếp nội dung, củng cố bài học, …).
- Ý tưởng: Giáo viên thiết kế bài trình chiếu dưới dạng một trò chơi để khởi động vào bài học. Một số trò chơi trắc nghiệm đơn giản có tên gọi như: vòng quay may mắn, đuổi hình bắt chữ, ai nhanh hơn, trúc xanh, chiếc nón kì diệu, … được tạo sẵn bằng phần mềm PowerPoint để tái sử dụng cho các chủ đề học tập/bài dạy khác nhau.
- Thực hiện:
- Giáo viên: Chuẩn bị nguồn học liệu và đa phương tiện một cách chính xác, hiệu quả để thiết kế bài trình chiếu dưới dạng trò chơi (nội dung và hình thức trò chơi phù hợp với đối tượng học, hướng đến mục tiêu dạy học) và tổ chức hoạt động học tập trên lớp học (chia nhóm, hướng dẫn luật chơi, tổ chức trò chơi).
- Học sinh: Tham gia trò chơi theo cá nhân/nhóm và lấy điểm thưởng (nếu có) theo hướng dẫn của giáo viên.