Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Công nghệ THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Công nghệ để nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh THCS.
Bạn đang đọc: Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Công nghệ THCS
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án tự luận, câu hỏi tương tác, đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 THCS. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Đáp án tự luận Công nghệ Module 9 THCS đầy đủ
Câu 1. Thầy/Cô đã từng sử dụng các thiết bị công nghệ vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của Thầy/Cô chưa?
Trả lời:
Sử dụng máy chiếu và tivi thay máy chiếu: đối với máy chiếu tiện lợi hơn do di chuyển dễ dàng, dùng bút chỉ được; còn tivi thì có âm thanh nổi, sắc nét nhưng không di chuyển được và dùng bút chỉ không được vì màn hình tivi chống lóa
Thường xuyên sử dụng máy tính xách tay bởi vì có rất nhiều lợi ích, có thể hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động dạy học đặc biệt là ứng dụng trong dạy học và giáo dục môn Công nghệ cấp Trung học cơ sở như thiết kế các bài giảng với hình ảnh, sơ đồ, video,…
GV sử dụng máy tính có kết nối Internet để thu thập học liệu số có liên quan, sau đó dùng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng với đầy đủ kênh chữ, kênh hình, video, âm thanh, sơ đồ,… để dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cấp THCS. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể dùng máy tính để thiết kế các công cụ đánh giá trong đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì môn Công nghệ.
Hiện nay máy tính gần như tham gia đầy đủ vào các công việc thường ngày của giáo viên từ thu thập dữ liệu, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí HS. Do đó, ứng dụng của máy tính trong dạy học và giáo dục
Câu 2. Thầy/Cô hãy chia sẻ ví dụ thực tế và những điều cần lưu ý về các thiết bị công nghệ mà Thầy/Cô đã từng sử dụng?
Trả lời:
Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy tính cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác. Do đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định.
Ví dụ: Khi cài phần mềm Minmap vẽ sơ đồ tư duy thì vẽ được trên phần mềm những khi xuất qua PowerPoint thì không trình chiếu được hoặc có trình chiếu thì chữ khá nhỏ làm cho các em học sinh khó nhìn các nhánh của sơ đồ
- Cần làm chủ những nội dung dự định sẽ trình bày.
- Tìm hiểu kĩ cách kết nối giữa các thiết bị hỗ trợ với máy tính, máy chiếu
- Học các ứng dụng dùng để trao đổi với học sinh trên nền tảng số. Sử dụng bảng vẽ điện tử để phát triển các học liệu
Khi sử dụng máy chiếu, cần chú ý đầu dây VGA, HDMI khi cắm vào laptop . Tắt nguồn phải đợi cho máy hoàn toàn tắt đèn mới rút dây điện nguồn.
Trong thời gian nghỉ hè, định kì phải lên khởi động máy chiếu để không bị ẩm mốc đèn. Hạn chế sử dụng USB để cắm vào ổ USB của máy tính, nên gửi bài qua mail, zalo dưới dạng file nén.
Câu 3. Thầy/Cô hãy chia sẻ một số học liệu số Thầy/Cô đã sử dụng.
Trả lời: Kho học liệu cung cấp Một số dạng phổ biến như bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình, Bản số hoá các bộ sách giáo khoa, Thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng
Câu 4. Thầy/Cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số.
Trong quá trình sử dụng Internet phục vụ mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học, GV còn có thể tham gia mạng xã hội. Với các hoạt động trên mạng xã hội, GV hết sức chú ý tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội,…
Tuy nhiên, vì không phải trường hợp nào GV cũng có thể nhận rõ đâu là giới hạn vi phạm bởi sự phức tạp của vấn đề hoặc quá nhiều điểm “mở” trong các quy định.
Vì vậy, bên cạnh việc có ý thức tìm hiểu các quy định, GV phải chủ động tránh một số hành vi:
- Vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, trong đó có sản phẩm phần mềm máy tính và học liệu số;
- Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không phù hợp quy định của pháp luật, trái với thuần phong, mĩ tục,…;
- Vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức;
- Vi phạm luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Vi phạm việc đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng;
- Tuyên truyền, phát tán các nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm hoặc phân biệt đối xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền,…
- Tìm kiếm các học liệu cần sử dụng theo mục đích dạy học, tìm hiểu xem tài liệu có chính thống không, có vi phạm bản quyền không – Tải tài liệu về đọc, xem tham khảo – Biên tập lại thành học liệu của cá nhân – Sử dụng học liệu vào việc dạy học
Câu 5. Thầy cô hãy nêu một số phần mềm thông dụng và chức năng của các phần mềm trong hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn Công nghệ.
Trả lời:
1. Google Meets – Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến.
2. Microsoft PowerPoint – Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phương tiện, các mô phỏng thí nghiệm, các tài liệu/học liệu số ở nhiều định dạng khác nhau (pptx, pdf, jpg, mp4,rtf,…) để phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực tuyến.
3. Zoom – Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến.
4. Google Forms có chức năng chính là tạo biểu mẫu.
5. Kahoot – Tạo và tổ chức các trò chơi học tập (câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến) đồng bộ theo thời gian thực ngay tại lớp học.
6. Google Classroom – Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến.
7. MS-Teams – Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến.
8 . Padlet – Tải, chia sẻ các file văn bản, hình ảnh…
9. Quizzi: Tổ chức trò chơi cho HS trong giờ học; công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá.
Câu 6. Thầy cô hãy chia sẻ định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng các phần mềm trong hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn Công nghệ
Trả lời: Phần mềm Quizizz
* Định hướng sử dụng:
– Chuẩn bị:
- Sử dụng trình duyệt web và truy cập địa chỉ https://quizizz.com (hoặc có thể tải ứng dụng về máy)
- Đăng ký tài khoản Quizizz (hoặc sử dụng tài khoản có sẵn). – Thiết kế: + Tạo quizizz mới (hoặc sử dụng mẫu có sẵn)
- Tạo các câu hỏi (nhập câu hỏi, chọn đáp án đúng, cài đặt thời gian, thiết lập điểm số, chèn thêm ghi chú…)
– Sử dụng:
- Tổ chức trò chơi học tập kết hợp với máy chiếu, loa.
- Lưu trữ: Tổ chức, lưu trữ các Quizizz trực tuyến trên hệ thống.
* Đề xuất ý tưởng ứng dụng Thiết kế trò chơi để tổ chức các hoạt động khởi động, luyện tập,… phục vụ dạy học trên lớp.
Ý tưởng: Giáo viên thiết kế trò chơi khởi động để dẫn dắt học sinh vào học.
Thực hiện:
– Giáo viên: Sử dụng Quizizz để thiết kế trò chơi khởi động bao gồm số lượng nhất định câu hỏi trắc nghiệm khách quan (có thể 5 – 10 câu), nội dung liên quan đến chủ đề.
- GV xác lập thời gian cho các câu hỏi (câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn có thể là 30 giây, các câu trắc nghiệm đúng/sai là 20 giây để suy nghĩ và trả lời).
- Giáo viên khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên… trước ở nhà đảm bảo việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu khởi động vào bài học.
– Học sinh: Chuẩn bị điện thoại thông minh, tổ chức thành nhóm (số lượng thành viên nhóm tùy theo yêu cầu của GV) để tham gia trò chơi khởi động.
Đề xuất 2:
Thiết kế một trò chơi để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, chuyển tiếp nội dung, củng cố bài học,…)
Ý tưởng: Giáo viên thiết kế bài trình chiếu dưới dạng một trò chơi để khởi động vào bài học.
Một số trò chơi trắc nghiệm đơn giản có tên gọi như: vòng quay may mắn, đuổi hình bắt chữ, ai nhanh hơn, trúc xanh, chiếc nón kì diệu,… được tạo sẵn bằng phần mềm PowerPoint để tái sử dụng cho các chủ đề học tập/bài dạy khác nhau.
Thực hiện:
– Giáo viên: Chuẩn bị nguồn học liệu và đa phương tiện một cách chính xác, hiệu quả để thiết kế bài trình chiếu dưới dạng trò chơi (nội dung và hình thức trò chơi phù hợp với đối tượng học, hướng đến mục tiêu dạy học) và tổ chức hoạt động học tập trên lớp học (chia nhóm, hướng dẫn luật chơi, tổ chức trò chơi).
– Học sinh: Tham gia trò chơi theo cá nhân/nhóm và lấy điểm thưởng (nếu có) theo hướng dẫn của giáo viên.
Sử dụng Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng Sử dụng Google meets để dạy học trực tuyến Sử dụng phần mềm google form để kiểm tra đánh giá Sử dụng zalo để quản lí lớp học và trao đổi thông tin Sử dụng pallet để hỗ trợ kiểm tra đánh giá Sử dụng quizzi để tổ chức trò chơi và hỗ trợ kiểm tra đánh giá
Câu 7. Sau khi xem clip về hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin và clip sinh hoạt chuyên môn, thầy/cô hãy đề xuất những cải tiến đối với hoạt động dạy học này.
1. Có 2. Có 3. có 4. Có
– TC1: thiết bị dạy học và học liệu đã được tích hợp vào vào dạy một cách hợp lí, GV đã tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả, HS tham gia tích cực và sử dụng triệt để các phương tiện trong hoạt động
– TC2: Bằng các thiết bị và học liệu HS đã tạo ra sản phẩm học tập phù hợp, đảm bảo yêu cầu cần đạt của hoạt động
– TC 3: Thiết bị và học liệu hoàn toàn phù hợp với khả năng và cách thức hoạt động của HS
– TC4: các thiết bị dạy học và học liệu được mô tả cụ thể, phù hợp với kĩ thuật dạy học công đoạn.
Câu 8. Sau khi xem clip về hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin và clip sinh hoạt chuyên môn, thầy/cô có hãy đề xuất những cải tiến đối với hoạt động dạy học này.
1. Đối với giáo viên:
- GV cần học, dự các lớp tập huấn, soạn, giảng bài giảng điện tử để nâng cao trình độ tin học của mình.
- GV cần mạnh dạn, không ngại khó, tự tin khi thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình, khi đó sẽ giúp GV rèn luyện được nhiều kĩ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
- GV biết khai thác các tài liệu trên internet, trên các trang web để tham khảo các bài giảng của các đồng nghiệp khác đã soạn. Tham khảo các bài giảng Elearning, học cách làm của đồng nghiệp, qua mạng internet.
- GV cần tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan đến kiến thức bộ môn của mình.
2. Tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng CNTT vào trong dạy học, trong sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức các tiết thao giảng, các chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp rút kinh nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, để các tiết sau được tốt hơn.
- GV có kỹ năng CNTT tốt kèm những GV còn hạn chế về CNTT.
3. Ban giám hiệu – Nhà trường:
- BGH tổ chức điều tra để biết được khả năng ứng dụng CNTT của mỗi GV, rồi phân loại, sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng.
- BGH cùng với các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp, sau đó rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp khắc phục.
- Cử GV có kiến thức tốt về tin học làm GV cốt cán để tham gia các lớp tập huấn các lớp về ứng dụng CNTT, sau đó tập huấn lại cho toàn bộ GV trong nhà trường.