Giáo án Hóa học 10 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Hóa học 10 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Hóa học 10 Cánh diều được xây dựng rất cẩn thận, giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo, tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy.

Bạn đang đọc: Giáo án Hóa học 10 sách Cánh diều (Cả năm)

Kế hoạch bài dạy Hóa học lớp 10 Cánh diều còn giúp giáo viên tổ chức, lập kế hoạch và triển khai quá trình giảng dạy một cách có hệ thống và mục tiêu. Qua giáo án Hóa học 10 tạo ra sự nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức và đảm bảo rằng các mục tiêu học tập được đạt được. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Hóa học 10 Cánh diều mời các bạn tải tại đây. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Toán 10 Cánh diều và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.

Giáo án Hóa học 10 Cánh diều (Cả năm)

BÀI 1 NHẬP MÔN HÓA HỌC

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức

Học xong bài này, học sinh có thể:

– Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

– Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

– Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, …

2) Năng lực

a) Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

– Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

– Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học.

b) Năng lực chuyên biệt

– Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất của hóa học là nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất.

– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: phân biệt được các hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được các hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên.

3) Phẩm chất

– Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.

– Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.

– Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.

– Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.

– Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên

Học sinh

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân trả lời.

c) Sản phẩm: HS biết được những vấn đề liên quan đến hóa học.

d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đối tượng nghiên cứu của hóa học

a) Mục tiêu: HS biết đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.

b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu được một số ví dụ về chất và phân tích được một số quá trình biến đổi của chất.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc SGK, đồng thời tự lấy các ví dụ về chất và sự biến đổi của chất.

C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đối tượng nghiên cứu của hóa học

a) Mục tiêu: HS biết đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.

b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu được một số ví dụ về chất và phân tích được một số quá trình biến đổi của chất.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc SGK, đồng thời tự lấy các ví dụ về chất và sự biến đổi của chất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK; trả lời câu hỏi và lấy ví dụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày.

GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Vai trò của hóa học trong thực tiễn

a) Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của hóa học trong thực tiễn.

b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.

c) Sản phẩm: HS trình bày được vai trò của hóa học trong đời sống và trong sản xuất:

– Trong đời sống: Hóa học về thực phẩm, hóa học về thuốc, hóa học về mĩ phẩm, hóa học về chất tẩy rửa, …

– Trong sản xuất: hóa học về năng lượng, hóa học về sản xuất hóa chất, hóa học về vật liệu, hóa học về môi trường, …

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc SGK, đồng thời tóm tắt những điểm chính.

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong tuyến phụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK; trả lời các câu hỏi và lấy ví dụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày.

GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.

b) Nội dung: HS tổng kết những nội dung đã học.

c) Sản phẩm: HS sơ đồ hóa nội dung kiến thức.

Giáo án Hóa học 10 sách Cánh diều (Cả năm)

d) Tổ chức thực hiện:

GV vấn đáp HS những nội dung chính của bài học.

HS tự tổng kết.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b) Nội dung: HS đưa ra các ví dụ và phân tích ví dụ.

c) Sản phẩm: Kỹ năng vận dụng vào giải thích các vấn đề đặt ra.

d) Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS nêu ra các ví dụ và phân tích ví dụ.

GV yêu cầu HS khác nhận xét.

GV kết luận, đánh giá.

BÀI 2: THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức

Học xong bài này, học sinh có thể:

– Trình bày được thành phần của nguyên tử.

– So sánh được khối lượng của electron với proton và với neutron.

– So sánh được kích thước của hạt nhân với nguyên tử.

2) Năng lực

a) Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

– Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

– Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất cách giải quyết một số bài toán xác định các hạt cơ bản của nguyên tử

– Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được bản chất của nguyên tử gồm các hạt cơ bản là p, n, e.

– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: hiểu được sự đa dạng của các nguyên tử, tạo nên sự đa dạng của vật chất trong tự nhiên.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được sự đa dạng của vật chất trong tự nhiên.

3) Phẩm chất

– Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.

– Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.

– Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.

– Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.

– Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên

Học sinh

Các mô hình nguyên tử

Chuẩn bị bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe.

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi của GV, cùng dẫn dắt vào nội dung vấn đề.

d) Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS:

– Ở bài học trước, chúng ta tìm hiểu được, đối tượng nghiên cứu của hóa học là gì?

– Vậy chất được cấu tạo bởi những yếu tố nào?

Hôm nay, bài học 2, sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề đó.

GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu ở đầu bài học. GV có thể trình chiếu nội dung lên màn hình.

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xe thêm giáo án Hóa học 10 sách Cánh diều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *