Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều

Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều

Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học cho trường của mình.

Bạn đang đọc: Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều

Phân phối chương trình Ngữ văn 10 Cánh diều theo hướng chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau khi giáo viên xây dựng và thực hiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn duyệt. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm: phân phối chương trình môn Toán 10 Cánh diều, bộ sách giáo khoa lớp 10 Cánh diều.

Phân phối chương trình Ngữ văn 10 sách Cánh diều

TRƯỜNG: ………..

TỔ: …………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

BỘ SÁCH CÁNH DIỀU (CHI TIẾT)

1. Phân phối chương trình

Tổng số tiết: 105 tiết

Tổng số tuần: 35 tuần

Số tiết/tuần: 3 tiết

Trong đó: Học kì 1: 18 tuần (54 tiết + 20 tiết chuyên đề tự chọn)

Học kì 2: 17 tuần (51 tiết + 15 tiết chuyên đề tự chọn)

HỌC KÌ I

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Nội dung dạy học

(4)

1

Bài mở đầu

3 tiết

(1-3)

Đọc: 1 tiết

Viết: 1 tiết

Nói và nghe:

1 tiết

ĐỌC

– Nắm được những nét khái quát về các kiểu loại văn bản (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin);

– Biết cách đọc hiểu văn bản.

VIẾT

– Biết quy trình viết các loại văn bản;

– Hiểu và vận dụng những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.

NÓI VÀ NGHE

– Nắm được những nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp nói và nghe;

– Hiểu được những lưu ý cần thiết khi tham gia vào những cuộc thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau.

– Khái quát về các kiểu loại văn bản:

+ Văn bản văn học (thần thoại, truyện thơ dân gian, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ trữ tình, kịch bản chèo hoặc tuồng)

+ Văn bản nghị luận (năng lực văn

học, năng lực xã hội)

+ Văn bản thông tin: văn bản tuyết minh có lồng ghép nhiều yếu tố.

– Cách đọc hiểu văn bản – kĩ thuật đọc văn bản.

2

Bài 1: Thần thoại và sử thi

11 tiết

(4-14)

Đọc: 7 tiết

Viết: 2tiết

Nói và nghe:

2 tiết

ĐỌC

-Nhận xét nội dung bao quát của văn bản;

-Nhận biết được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật;

-Phân tích được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật;

-Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.

-Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau.

VIẾT

– Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước;

-Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

NÓI VÀ NGHE

-Giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân);

-Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân);

-Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói.

-Nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

2.Câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri), người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), điểm nhìn trong truyện

3. Một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại: không gian, thời gian, cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,…; giá trị và sức sống của sử thi

4. Bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội và tác phẩm

5. Sự gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau

6. Tác phẩm văn học và người đọc

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

– Thần thoại, sử thi

3

Bài 2: Thơ Đường luật

11 tiết

(15-25)

Đọc: 7 tiết

Viết: 2 tiết

Nói và nghe: 2 tiết

ĐỌC

– Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,…

– Phân tích được sự khác nhau về nghĩa của một số cách sắp xếp trật tự từ trong câu; từ đó, nhận diện và sửa được các lỗi về trật tự từ trong bài viết, bài nói.

VIẾT

– Biết viết văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề từ các nội dung đã học hoặc vấn đề từ cuộc sống.

NÓI VÀ NGHE

– Biết trình bày một báo cáo kết quả nghiên cứu.

– Trân trọng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, tâm sự và sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ trung đại; yêu thích việc nghiên cứu.

4

Ôn tập và kiểm tra giữa kì

3 tiết

(26-28)

– Nhận biết được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;..;

– Hiểu được đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo… ; phân tích được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; giải thích được tác dụng của biện pháp tu từ,…; tóm tắt được các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,…; nhận xét, đánh giá được nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;…

– Vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,…; so sánh (nhân vật, văn bản,…); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,…); viết (đoạn văn, văn bản,…)

Trắc nghiệm kết hợp tự luận

5

Bài 3. Kịch bản tuồng, chèo

10 tiết

(29-38)

Đọc: 5 tiết

Viết: 2 tiết

Nói và nghe: 2 tiết

ĐỌC

– Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền,…

VIẾT

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

-Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

NÓI VÀ NGHE

– Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).

– Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

-Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

2.Một số yếu tố của kịch bản chèo hoặc tuồng dân gian: tính vô danh, đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền,…

3.Bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội và tác phẩm

4. Tác phẩm văn học và người đọc

NGỮ LIỆU

– Kịch bản chèo hoặc tuồng

6

Trả kiểm tra giữa kì

1 tiết

(39)

– Nhận biết được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;..;

– Hiểu được đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo… ; phân tích được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; giải thích được tác dụng của biện pháp tu từ,…; tóm tắt được các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,…; nhận xét, đánh giá được nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;…

– Vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,…; so sánh (nhân vật, văn bản,…); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,…); viết (đoạn văn, văn bản,…)

7

Bài 4: Văn bản thông tin

11 tiết

(40-50)

Đọc: 6 tiết

Viết: 3 tiết Nói và nghe: 2 tiết

ĐỌC

– Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

– Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.

– Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục

đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.

– Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.

– Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.

-Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân

-Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

VIẾT

– Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước; có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn;

– Viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng;

– Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

NÓI VÀ NGHE

– Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ;

– Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ;

– Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.Kiểu văn bản và thể loại

– Văn bản thông tin: sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp các phương thức biểu đạt; cách đưa tin và quan điểm của người viết; văn bản thuyết minh tổng hợp; nội quy, bản hướng dẫn ở nơi công cộng

2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,…

NGỮ LIỆU

1.3. Văn bản thông tin

– Báo cáo nghiên cứu; văn bản thuyết

minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

– Nội quy, văn bản hướng dẫn

8

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

03 tiết

(51`-53)

– Nhận biết được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;..;

– Hiểu được đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo… ; phân tích được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; giải thích được tác dụng của biện pháp tu từ,…; tóm tắt được các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,…; nhận xét, đánh giá được nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;…

– Vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,…; so sánh (nhân vật, văn bản,…); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,…); viết (đoạn văn, văn bản,…)

Trắc nghiệm kết hợp với tự luận

9

Trả bài kiểm tra cuối học kì 1

01 tiết

(54)

– Nhận biết được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;..;

– Hiểu được đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo… ; phân tích được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; giải thích được tác dụng của biện pháp tu từ,…; tóm tắt được các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,…; nhận xét, đánh giá được nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;…

– Vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,…; so sánh (nhân vật, văn bản,…); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,…); viết (đoạn văn, văn bản,…)

HỌC KÌ II (17 tuần, 51 tiết)

10

Bài 5: Thơ tự do

11 tiết

(55-65)

ĐỌC

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.

– Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình.

– Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.

Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản văn học.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

VIẾT

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

NÓI VÀ NGHE

– Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).

– Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

-Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

2. Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ

3. Bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội và tác phẩm

4. Tác phẩm văn học và người đọc

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

– Thơ trữ tình

11

Bài 6: Thơ văn Nguyễn Trãi

11 tiết

(55-65)

– ĐỌC

– Vận dụng được hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hoá, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

– Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự phát triển của văn học dân tộc. Thực hành phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.

– VIẾT

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

– NÓI VÀ NGHE

– Biết thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.

– Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản văn học.

– Đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hoá và lịch sử dân tộc, về người Anh hùng dân tộc ‒ Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi.

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

2.Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ

3.Bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội và tác phẩm

4. Những hiểu biết cơ bản về Nguyễn

Trãi giúp cho việc đọc hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của tác gia này

5. Tác phẩm văn học và người đọc

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

– Thơ trữ tình

12

Bài 7: Tiểu thuyết và truyện ngắn

11 tiết

(66-76)

Đọc: 7 tiết

Viết: 2 tiết Nói và nghe: 2 tiết

ĐỌC

– Nhận biết, phân tích được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật,…) của tiểu thuyết và truyện ngắn.

VIẾT

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

NÓI VÀ NGHE

– Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).

– Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

-Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

2.Câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri), người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), điểm nhìn trong truyện

3.Bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội và tác phẩm

6. Tác phẩm văn học và người đọc

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

– Truyện, tiểu thuyết trung đại

13

Ôn tập và kiểm tra giữa kì II

02 tiết

(77-78)

– Nhận biết được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;..;

– Hiểu được đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo… ; phân tích được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; giải thích được tác dụng của biện pháp tu từ,…; tóm tắt được các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,…; nhận xét, đánh giá được nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;…

– Vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,…; so sánh (nhân vật, văn bản,…); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,…); viết (đoạn văn, văn bản,…)

Trắc nghiệm kết hợp tự luận

14

Bài 7: Thơ tự do

11 tiết

(79-89)

Đọc: 7 tiết

Viết: 2 tiết Nói và nghe: 2 tiết

ĐỌC

Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức (nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ,…) và nội dung (cảm hứng chủ đạo, chủ đề,…) trong bài thơ trữ tình (thể thơ tự do) viết về đề tài quê hương, đất nước.

Thực hành phân tích giá trị của một số biện pháp tu từ đã học.

VIẾT

Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.

Biết giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ.

NGHE, NÓI

Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).

Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

-Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

2.Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ

3.Bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội và tác phẩm

4. Tác phẩm văn học và người đọc

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

– Thơ trữ tình

15

Trả bài giữa kì II

01 tiết

(90)

– GV nhận xét, rút kinh nghiệm và trả bài.

– HS xem kết quả đánh giá của GV và trao đổi lại (nếu cần).

16

Bài 8. Văn bản nghị luận

10 tiết

(91-100)

Đọc: 5 tiết

Viết: 3 tiết

Nói và nghe: 2 tiết

ĐỌC

– Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

– Xác định được ý nghĩa của văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản.

– Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.

– -Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

– Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

-Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội

VIẾT

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

NÓI VÀ NGHE

– Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).

– Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

-Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.Kiểu văn bản và thể loại

– Văn bản nghị luận: mục đích, quan điểm của người viết; cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; các yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận; bài nghị luận về một vấn đề xã hội; bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; bài nghị luận về bản thân

KIẾN THỨC VĂN HỌC

3.Tác phẩm văn học và người đọc

NGỮ LIỆU

1.2. Văn bản nghị luận

– Nghị luận văn học

17

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

03 tiết

(101-103)

– Nhận biết được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;..;

– Hiểu được đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo… ; phân tích được đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; giải thích được tác dụng của biện pháp tu từ,…; tóm tắt được các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,…; nhận xét, đánh giá được nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết;…

– Vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm để viết đoạn văn nghị luận xã hội gần gũi với học sinh THPT và bài văn nghị luận văn học về những tác phẩm cùng thể loại đã học.

Trắc nghiệm kết hợp tự luận

18

Trả bài giữa kì II

01 tiết

(105)

– GV nhận xét, rút kinh nghiệm và trả bài.

– HS xem kết quả đánh giá của GV và trao đổi lại (nếu cần).

2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)

STT

Chuyên đề

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Thời điểm học

Đánh giá

1

Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

10

– Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.

– Biết viết một báo cáo nghiên cứu.

– Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học dân gian.

– Biết thuyết trình một vấn đề của văn học dân gian.

Tuần 10-13

Bằng sản phẩm: Báo cáo nghiên cứu của nhóm

2

Sân khấu hoá tác phẩm văn học

15

– Hiểu thế nào là sân khấu hoá tác phẩm văn học.

– Biết cách tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn học.

– Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn.

– Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ trong văn bản sân khấu

Tuần 21-25

Bằng sản phẩm:

Biểu diễn 01 tiết mục sân khấu hóa theo nhóm

3

Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

10

– Biết cách đọc một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết.

– Biết cách viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết.

– Biết cách trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết

Tuần 28-31

Bằng bài viết giới thiệu thơ/truyện/

tiểu thuyết

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

(1)

Thời điểm

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Hình thức

(4)

Giữa Học kỳ 1

90 phút

Tuần 10

– Phương án 1: Đọc hiểu được văn bản thần thoại/sử thi + tích hợp Tiếng Việt, viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

– Phương án 2: Đọc hiểu được văn bản thơ Đường luật + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

– Phương án 3: Đọc hiểu được văn bản thần thoại/sử thi + văn bản thơ Đường luật + tích hợp Tiếng Việt, viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

Trắc nghiệm + tự luận

Tỉ lệ: Đọc hiểu 50%,

Viết 50%

Hoặc: Đọc hiểu 60%, Viết 40%

Cuối Học kỳ 1

90 phút

Tuần 18

– Phương án 1: Đọc hiểu được văn bản thông tin + tích hợp Tiếng Việt; viết bài luận về bản thân.

– Phương án 2: Đọc hiểu được trích đoạn văn bản chèo/tuồng + tích hợp Tiếng Việt; viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

– Phương án 3: Đọc hiểu được văn bản thông tin + văn bản chèo/tuồng + tích hợp Tiếng Việt; viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

– Phương án 4: Đọc hiểu được văn bản thông tin + văn bản chèo/tuồng + tích hợp Tiếng Việt; viết bài luận về bản thân.

Trắc nghiệm + tự luận

Tỉ lệ: Đọc hiểu 50%,

Viết 50%

Hoặc: Đọc hiểu 60%, Viết 40%

Giữa Học kỳ 2

90 phút

Tuần 27

– Phương án 1: Đọc hiểu được văn bản truyện + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài văn phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

– Phương án 2: Đọc hiểu được văn bản thơ Nguyễn Trãi + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

– Phương án 3: Đọc hiểu được văn bản thơ/văn Nguyễn Trãi + văn bản truyện + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

– Phương án 4: Đọc hiểu được văn bản thơ/văn Nguyễn Trãi + văn bản truyện + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

Trắc nghiệm + tự luận

Tỉ lệ: Đọc hiểu 50%,

Viết 50%

Hoặc: Đọc hiểu 60%, Viết 40%

Cuối Học kỳ 2

90 phút

Tuần 35

– Phương án 1: Đọc hiểu được văn bản nghị luận văn học + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài văn phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.

– Phương án 2: Đọc hiểu được văn bản nghị luận xã hội + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

– Phương án 3: Đọc hiểu được văn bản nghị luận văn học + nghị luận xã hội + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài văn phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.

– Phương án 4: Đọc hiểu được văn bản nghị luận văn học + nghị luận xã hội + tích hợp Tiếng Việt; viết được bài văn phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

Trắc nghiệm + tự luận

Tỉ lệ: Đọc hiểu 50%,

Viết 50%

Hoặc: Đọc hiểu 60%, Viết 40%

GIÁO VIÊN

(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày tháng năm 20…

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *