Soạn bài Kiểm tra về truyện

Soạn bài Kiểm tra về truyện

Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 9: Kiểm tra về truyện, đến các bạn học sinh. Hy vọng có thể đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Bạn đang đọc: Soạn bài Kiểm tra về truyện

Soạn bài Kiểm tra về truyện

Soạn văn Kiểm về truyện

Tài liệu này vô cùng hữu ích và cần thiết đối với các bạn học sinh lớp 9, mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn Kiểm về truyện

Câu 1. Sắp xếp đúng các dữ kiện của từng tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, tác giả, năm sáng tác…) trong các câu hỏi trắc nghiệm.

Tên tác phẩm

Thể loại

Tác giả

Năm sáng tác

Làng

Truyện ngắn

Kim Lân

1948

Lặng lẽ Sa Pa

Truyện ngắn

Nguyễn Thành Long

1970

Chiếc lược ngà

Truyện ngắn

Nguyễn Quang Sáng

1966

Bến quê

Truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu

1985

Những ngôi sao xa xôi

Truyện ngắn

Lê Minh Khuê

1971

Câu 2. Tóm tắt cốt truyện hay nội dung tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Gợi ý:

– Làng: Ông Hai là một người nông dân rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Vì chiến tranh, gia đình ông phải đi tản cư. Một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin, rồi sau đó là bàng hoàng và xót xa. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Ông không biết nên về làng hay đi đến nơi khác. Sau khi trò chuyện với thằng con trai út, ông Hai quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

– Lặng lẽ Sa Pa: Lặng lẽ Sa Pa nội dung chính kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn thời tiết khắc nghiệt. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng để cung cấp các số liệu thời tiết đã thu thập được. Trong một lần nọ, anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm. Anh đã kể cho họ nghe về công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện mỗi ngày. Ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh nên muốn vẽ một bức chân dung về anh. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu cho ông những người mà anh cho là xứng đáng hơn. Khi ra về, anh tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

– Chiếc lược ngà: Sau nhiều năm xa nhà, ông Sáu được đơn vị cho về thăm vợ con. Nhưng đứa con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha chỉ vì vết sẹo dài trên má của ông. Ông Sáu rất buồn bã trước sự lạnh nhạt của con gái. Trong ba ngày ở nhà, nếu ông Sáu luôn tìm cách để con gọi mình là ba, thì bé Thu lại lẩn tránh. Sau khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu nhận ra ba. Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra đầy xúc động. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu.

– Bến quê: Nhĩ là người đàn ông từng đi nhiều vùng đất nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh. Nhìn sang bãi bồi bên kia sông nơi bến quê quen thuộc, anh mới nhận ra vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê mình. Cũng khi trên giường bệnh, anh mới cảm nhận được nỗi vất vả, tình thương, đức hi sinh của vợ mình. Nhĩ khát khao đặt chân lên bãi bờ bên kia sông nhưng bệnh tật không cho phép, anh nhờ đứa con trai mình. Đứa con không hiểu ước muốn của cha, nó miễn cưỡng đi và bị hút vào trò chơi hấp dẫn trên đường làm lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Nhĩ chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí “con người ta khó tránh được cái vòng vèo, chùng chình, phải dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống”.

– Những ngôi sao xa xôi: Truyện kể cuộc sống của ba nữ thanh niên xung phong – thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là Nho, Thao và Phương Định. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng ba cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những những giây phút thanh thản, mơ mộng. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Chị Thao và Phương Định hết sức lo lắng, chăm sóc tận tình cho cô. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao gợi cho các cô gái nhiều suy tư và khao khát.

Câu 3. Phân tích những đặc điểm nổi bật đáng chú ý của các nhân vật chính trong mỗi truyện.

– Hình ảnh thế hệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

– Cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê. Qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm những suy ngẫm gì về con người và cuộc đời?

Gợi ý:

1. Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ

– Quá khứ: “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”.

– Hiện tại: bị bệnh, phải nằm một chỗ, cảnh vật duy nhất anh thấy là bãi bồi bên kia sông Hồng nhìn từ cửa sổ nhà mình.

=> Một hoàn cảnh nghịch lý, đau đớn để thấy được sự vô thường trong cuộc sống.

2. Những suy nghĩ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh

a. Về vẻ đẹp thiên nhiên

– Điểm nhìn: khung cửa sổ trong căn phòng của mình.

– Khung cảnh thiên nhiên:

  • Những bông hoa bằng lăng cuối mùa đậm sắc hơn.
  • Vòm trời thu như cao hơn.
  • Vẻ đẹp trù phú của bãi bồi bên kia sông.

=> Không gian dường như vốn quen thuộc, gần gũi nhưng giờ đây lại trở nên mới mẻ với Nhĩ, tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

b. Cảm nhận về Liên

– Lần đầu tiên Nhĩ “để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá”, cảm nhận được “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai”, nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ.

– Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình: “Cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau những ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.

c. Cảm nhận về bản thân Nhĩ: Khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.

=> Nhà văn muốn gửi gắm rằng hãy trân trọng những giá trị bình dị nhất trong cuộc sống, quê hương và xứ sở.

Câu 4. Chọn và phân tích một đoạn miêu tả đặc sắc cảnh thiên nhiên trong các truyện đã học. Ví dụ: Cảnh bãi sông Hồng trong truyện Bến quê.

Gợi ý: Cảnh bãi sông Hồng trong truyện Bến quê:

– Điểm nhìn: khung cửa sổ trong căn phòng của mình.

– Khung cảnh thiên nhiên:

  • Những bông hoa bằng lăng cuối mùa đậm sắc hơn.
  • Vòm trời thu như cao hơn.
  • Vẻ đẹp trù phú của bãi bồi bên kia sông.

=> Không gian dường như vốn quen thuộc, gần gũi nhưng giờ đây lại trở nên mới mẻ với Nhĩ, tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *