Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024 mang đến 4 đề thi có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 GDĐP 7 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024
TOP 4 Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với nhiều mức độ khác nhau của Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7.
Bộ đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 năm 2023 – 2024
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 Hà Nội
ĐỀ SỐ 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 GDĐP 7
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng ( Từ câu 1-8 mỗi đáp án đúng được 0,25đ, câu 9,10 mỗi đáp án đúng 0,5đ)
Câu 1: Nghề làm lụa nổi tiếng ở Hà Nội thuộc Phường ( huyện ) nào ?
A. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Chương Mỹ, Hà Nội.
B. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Quốc Oai, Hà Nội.
C. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội.
D. Ở làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.
Câu 2: Nghề truyền thống là gì?
A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.
B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.
C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay và có giá trị cao về kinh tế.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Nhân dân Thăng Long mấy lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 4: Ai đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vào năm 1831?
A. Minh Mạng
B. Lý Thái Tổ
C. Chu Văn An
D. An Dương Vương
Câu 5: Hãy cho biết Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm bao nhiêu?
A. 1789
B. 1790
C. 1791
D. 1792
Câu 6: Trận Tốt Động- Chúc Động chống quân Minh của nhà Lê được diễn ra vào năm nào?
A. 1425
B. 1426
C. 1427
D. 1428
Câu 7: Tên nào sau đây không phải là tên cũ của Hà Nội?
A. Tống Bình
B. Long Đỗ
C. Đông Thành
D. Đông Đô
Câu 8. Địa điểm nào không thuộc về Hà Nội?
A. Chùa Một Cột
C. Văn Miếu Quốc Tử Giám
B. Hồ Gươm
D. Phố cổ Hội An
Câu 9: Tháp Rùa Hà Nội được xây dựng vào năm bao nhiêu?
A. Năm 1886 ( Thời kì Pháp chiếm đóng Hà Nội )
B. Năm 1570 ( Thời kì chúa Trịnh )
C. Năm. 1461 ( Thời kì vua Lê Thánh Tông, Lê Tư Thành)
D. Năm 1430 ( Thời kì vua Lê Thái Tổ, Lê Lợi )
Câu 10: Hà nội có bao nhiêu phố phường?
A. 26
B. 36
C. 40
D. 46
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: (2 đ) Chứng minh rằng: “về mặt chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, Hà Nội thực sự là thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Lịch sử đánh giặc của Hà Nội là một khúc tra hùng tráng trong bản trường ca anh hùng của dân tộc”
Câu 2 (5 đ):Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) ( Từ câu 1-8 mỗi đáp án đúng được 0,25 đ, câu 9,10 mỗi đáp án đúng 0,5đ)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
D |
D |
C |
A |
A |
B |
C |
D |
A |
B |
II. TỰ LUẬN. (7đ)
Câu 1: (2 đ) Chứng minh rằng: “về mặt chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, Hà Nội thực sự là thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Lịch sử đánh giặc của Hà Nội là một khúc tra hùng tráng trong bản trường ca anh hùng của dân tộc”
Với vai trò là kinh đô, Hà Nội luôn là đầu não trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Trong trang sử thời Hùng Vương dựng nước còn đượm màu sắc huyền thoại của Hà Nội với làng Gióng là nơi sinh ra Phù Đổng Thiên Vương và với núi Sóc Sơn là nơi tiễn biệt người anh hùng vào cõi bất tử. Với hàng nghìn năm chống họa xâm lăng của các đế chế Đại Hán, Hà Nội cùng chung với vận mệnh cả nước, chứng kiến sự thất bại của An Dương Vương dẫn đến hơn một nghìn năm Bắc thuộc và thất bại của triều Hồ dẫn đến 20 năm Minh thuộc. Hà Nội đã cùng cả nước vùng lên trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc nhằm giải phóng kinh thành, giải phóng cả nước. Tiếp đó, trong hơn một thế kỷ chống thục dân Pháp, phát xít Nhật đến đế quốc Mỹ, Hà Nội luôn sục sôi ngọn lửa yêu nước và đã cùng cả nước lập nên nhiều chiến công hiển hách, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Câu 2 ( 5 đ): Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô?
– Tự hào về truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
– Có ý thức thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh, đấu tranh loại trừ biểu hiện xấu, thiếu văn hóa để xây dựng một Hà Nội thanh lịch, văn minh.
* Kể những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm của một học sinh đối với truyền thống thanh lịch văn minh của Thủ đô?
– Thể hiện từ trong sinh hoạt cá nhân đến giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội. Thể hiện trong cách ăn uống, nói năng, trong trang phục, trong cách đi, đứng, ngồi, nằm, trong giao tiếp, ứng xử …
– Có hành vi, giao tiếp ứng xử có văn hóa, lịch sự, nhã nhặn, trong sáng.
– Biết học hỏi, chọn lọc, kế thừa truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày.
* Người thanh lịch, văn minh sẽ nhận được tình cảm gì từ những xung quanh?
– Sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng.
– Sẽ được nhiều người khen ngợi, tự hào và học hỏi từ mình.
Ma trận đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu TN/ tổng số ý TL |
Điểm số |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||
TN |
TN |
TL |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
CHỦ ĐỀ 5: Tên gọi, vị thế của Hà Nội từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX |
Nêu được Hà nội trong các thời kì có tên gọi như thế nào? |
2 |
2 |
4 |
2 |
|||
Hiểu biết về tên gọi của Hà Nội qua các thời kì. Tìm hiểu làng nghề truyền thống Hà Nội. Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô. |
1 |
1 |
5 |
||||||
2 |
CHỦ ĐỀ 6 Nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Thế kỉ X đến thế kỉ XIX |
– Tìm hiểu về lịch sử nhân dân cả nước chông giặc ngoại xâm như thế nào? |
2 |
1 |
1 |
3 |
|||
Số câu TN/ Số ý TL |
4 |
2 |
1 |
1 |
10 |
1 |
12 |
||
Điểm số |
1,5 |
1,5 |
5 |
2 |
3 |
7 |
10 |
||
Tổng số điểm |
15% |
15% |
50% |
20% |
30% |
70% |
100% |
ĐỀ SỐ 2
Đề thi giữa kì 2 GDĐP 7
PHÒNG GD& ĐT ……… TRƯỜNG THCS ……. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7 Thời gian làm bài 45 phút |
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Trận Tốt Động – Chúc Động diễn ra vào thời gian nào ?
A. 1426
B. 1436
C. 1446
D. 1416
Câu 2: Quân Thanh xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào?
A. 15 – 11 – 1788
B. 28 – 10 – 1788
C. 28 – 4 – 1788
D. 28 – 10 – 1789
Câu 3: Nhân dân Thăng Long mấy lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên?
A. 1 lầ
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 4: Ai đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vào năm 1831?
A. Minh Mạng
B. Lý Thái Tổ
C. Chu Văn An
D. An Dương Vương
Câu 5: Hãy cho biết Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm bao nhiêu?
A. 1789
B. 1790
C. 1791
D. 1792
Câu 6: Từ phòng tuyến Tam Điệp, quân ta chia làm mấy đạo tiến vào Thăng Long?
A. 4 đạo
B. 5 đạo
C. 3 đạo
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 7: Tên nào sau đây không phải là tên cũ của Hà Nội?
A. Tống Bình
B. Long Đỗ
C. Đông Thành
D. Đông Đô
Câu 8. Địa điểm nào không thuộc về Hà Nội?
A. Chùa Một Cột
C. Văn Miếu Quốc Tử Giám
B. Hồ Gươm
D. Phố cổ Hội An
Câu 9: Tháp Rùa Hà Nội được xây dựng vào năm bao nhiêu?
A. Năm 1886 ( Thời kì Pháp chiếm đóng Hà Nội )
B. Năm 1570 ( Thời kì chúa Trịnh )
C. Năm. 1461 ( Thời kì vua Lê Thánh Tông, Lê Tư Thành)
D. Năm 1430 ( Thời kì vua Lê Thái Tổ, Lê Lợi )
Câu 10: Hà nội xưa có bao nhiêu phố phường?
A. 26
B. 36
C. 40
D. 46
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1( 3 đ ): Em hãy cho biết quân Thanh sang xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào? Quân và dân ta có sự chuẩn bị ra sao?
Câu 2. ( 3 điểm ): Trình bày, giới thiệu giai đoạn thay đổi tên gọi của Hà Nội từ thời nhà Hồ đến thời Lê Sơ
Đáp án đề thi giữa kì 2 GDĐP 7
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) ( Từ câu 1-8 mỗi đáp án đúng được 0,25 đ, câu 9,10 mỗi đáp án đúng 0,5đ)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
A | B | C | A | A | B | C | D | A | B |
II. TỰ LUẬN.(6đ)
Câu 1 ( 3 đ)
*Hoàn cảnh (2đ)
+ Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh
+ Tháng 10 ngày 28 năm Mâu Thân (1788) Quân Thanh chia thành 4 đạo với 29 vạn quân ồ ạt xâm lược nước ta.
*Sự chuẩn bị của quân ta (1đ)
+ Rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng
+ Tổ chức hội nghị quân sự cao cấp : Quyết định :
– Lập phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn
Câu 2 (3đ):
- Năm 1400 nhà Hồ lên ngôi, dời Kinh Đô về Tây Đô ( Thanh Hóa) Thăng Long đổi tên thành Đông Đô
- Từ 1407- 1427, sau khi nhà Minh xâm lược nước ta và chiếm đóng Thăng Long, đổi tên thành Đông Quan
- Năm 1428, nhà Lê đổi tên thành Đông Kinh
- Dưới thời nhà Lê: Hoàng thành Thăng Long được mở rộng chia thành 18 phường buôn bán phát triển.
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 Bắc Giang
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 7
PHÒNG GD& ĐT ……… TRƯỜNG THCS ……. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7 Thời gian làm bài 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM : ( 3,0 điểm)
– Đọc câu đố sau và thực hiện yêu cầu sau.
Quê em vốn ở Thổ Hà
Ai ai cũng gọi em là con quan
Dốc lòng giúp khách lo toan
Đầy vơi phó mặc thế gian ít nhiều
* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng. Mỗi câu 0,5điểm.
Câu 1: Câu đố trên thuộc thể thơ gì?
A. Tự do
B. Lục bát
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Song thất lục bát.
Câu 2 : Một cặp câu thơ Lục Bát có mấy dòng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Câu đố trên nói về cái gì?
A. Cái bát ăn cơm
B. Nồi nấu cơm
C. Ấm uống nước pha trè.
D. Chảo điện
Câu 4. Câu đố trên được viết như thế nào:
A. Ngắn gon
B. Dùng thể thơ lục bát để diễn đạt
C. Liên quan đến địa danh ở Bắc Giang.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5. Làng gốm Thổ Hà ở huyện nào:
A. Lục Ngạn
B. Sơn Động
C. Lục Nam
D. Việt Yên
Câu 6 . “ Ai ai cũng gọi em là con quan” , “con quan” trong dòng này nghĩa là gì:
A. Cậu Ấm
B. Thế Tử
C. Công Tử
D. Hoàng Tử
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 ĐIỂM)
Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về luật thơ lục bát. (7 điểm)
Câu 8. Em hãy sáng tác một cặp thơ lục bát (2 điểm).
Đáp án đề thi Giáo dục địa phương 7 giữa học kì 2
I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu X 0,5 = 3 đ)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
Đáp án | A | x | |||||
B | x | X | |||||
C | x | ||||||
D | x | x |
II. TỰ LUẬN
Câu 7. Luật thơ lục bát:
– Mỗi cặp thơ lục bát có 2 dòng: dòng trên 6 chữ (lục), dòng dưới 8 chữ (bát). (1 điểm).
– Luật B – T: Chữ lẻ: 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật B – T. Chữ chẵn bắt buộc theo luật B – T: 2, 6, 8 là B; 4 là T. (1 điểm)
– Dòng 8 chữ, chữ 6 và chữ 8 đều là B, nhưng chữ 6 có dấu huyền thì chữ 8 không có dấu huyền và ngược lại. (1 điểm).
– Gieo vần: chữ 6 dòng 6 chữ vần với chữ 6 dòng 8, chữ 8 dòng 8 lại vần với chữ 6 dòng 6. (1 điểm)
– Mỗi cặp thơ lục bát có 2 dòng nên bài thơ lục bát thường kết thúc ở dòng chẵn 2, 4, 6, 8. . . (1 điểm)
Câu 8. Học sinh làm được một cặp thơ lục bát (2 điểm)
Ví dụ 1
Khu vườn tươi tốt làm sao
Ông nội vẫn thường chăm nom từng ngày
Tiếng chim ríu rít thật hay
Cây cối trĩu nặng bõ công người trồng.
Ví dụ 2
Hàng phượng đỏ rực sân trường
Ve kêu rộn ràng báo mùa hè sang
Trong lòng em thật rộn ràng
Ngày chia tay ấy chẳng còn xa xôi.
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 7
Mức độ Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
1. Tục Ngữ, câu đố Bắc Giang |
Câu 1,2, 1,0đ |
Câu 3,4,5,6 2,0đ |
7 |
8 |
||||
Tổng cộng |
Số câu: 6 Số điểm: 3 Tỉ trọng: 30% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ trọng: 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ trọng: 5,0% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ trọng: 20% |
. . . . . . . . . . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 môn GDĐP 7 năm 2023 – 2024