Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức (3 bộ sách)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức (3 bộ sách)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức năm 2024 – 2025 có cả bản nhận xét, đánh giá theo tiêu chí, giúp thầy cô đưa ra những lời nhận xét, đánh giá cho 3 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo.

Bạn đang đọc: Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức (3 bộ sách)

Với những lời nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 5 năm 2024 – 2025, thầy cô nhanh chóng đưa ra ý kiến của mình, để cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 5 mới trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm góp ý SGK lớp 5 môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Công nghệ, Lịch sử – Địa lí. Mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức năm 2024 – 2025

    Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Đạo đức 5 theo tiêu chí

    UBND THÀNH PHỐ…….
    TRƯỜNG TIỂU HỌC …….

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA NĂM 2024
    (Môn/Hoạt động giáo dục: Đạo đức, Lớp: 5)

    Họ và tên người nhận xét, đánh giá:……………………

    Dạy lớp/môn:…………… Chức vụ: Tổ trưởng.

    I. ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHÍ

    Tiêu chí

    Tác giả: Nguyễn Thị Toan (Tổng chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên)

    Tác giả: Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên), Mai Mỹ Hạnh (Chủ biên)

    Tác giả:

    Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Đỗ Tất Thiên (Chủ biên)

    Ghi chú

    Phù hợp

    Chưa phù hợp

    Phù hợp

    Chưa phù hợp

    Phù hợp

    Chưa phù hợp

    Tiêu chí 1

    Tiêu chí 1a

    Nội dung sách giáo khoa phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của tỉnh Đồng Tháp và cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo.

    – Nội dung sách giáo khoa phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Nội dung sách giáo khoa cơ bản phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Tiêu chí 1b

    – Nội dung sách giáo khoa thể hiện tính khách quan, sinh động và gần gũi với cuộc sống cộng đồng.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa thể hiện tính khách quan, đa chiều, không thành kiến, kỳ thị.

    – Nội dung sách giáo khoa sinh động và gần gũi với cuộc sống cộng đồng.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa thể hiện tính khách quan, sinh động và gần gũi với cuộc sống cộng đồng.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Tiêu chí 2

    Tiêu chí 2a

    Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với trình độ và năng lực học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả. Phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của cơ sở giáo dục.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa được triển khai hiệu quả với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu và các điều kiện dạy học hiện tại của cơ sở giáo dục phổ thông.

    – Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với trình độ và năng lực học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả. Phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của cơ sở giáo dục.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với trình độ và năng lực học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả. Phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của cơ sở giáo dục.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Tiêu chí 2b

    – Sách giáo khoa có nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích, dễ khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Ngữ liệu chính xác các thông tin, số liệu.

    – Đơn giản, dễ hiểu.

    – Nội dung được sắp xếp một cách khoa học, có tính giáo dục cao, phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hoá địa phương và tâm lí lứa tuổi học sinh.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Ngữ liệu lhuyến khích học sinh quan sát, suy nghĩ, vận dụng.

    – Thuận lợi cho cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh học tại nhà; học sinh tự tìm hiểu, tự học.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Tiêu chí 2c

    – Phù hợp với năng lực, phẩm chất học tập của học sinh.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục.

    – Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

    – Phù hợp với năng lực, phẩm chất học tập của học sinh.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Phù hợp với năng lực, phẩm chất học tập của học sinh.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Các ý kiến khác: Không có.

    II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

    Tất cả các bộ sách đảm bảo theo yêu cầu của khung chương trình theo quy định. Phù hợp với năng lực, phẩm chất học tập của học sinh lớp 5. Tranh, ảnh phong phú tạo hứng thú cho học sinh. Các tình huống phù hợp với học sinh. Sách được thiết kế các chủ đề gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh. Cách trình bày khoa học, hấp dẫn hài hòa các kênh hình và kênh chữ.

    1. Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa môn Đạo đức, lớp 5 của tác giả Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên), Mai Mỹ Hạnh (Chủ biên).

    2. Không lựa chọn sách giáo khoa môn Đạo đức, lớp 5 của tác giả: Nguyễn Thị Toan (Tổng chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên)và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Đỗ Tất Thiên (Chủ biên).

    ………, ngày 07 tháng 03 năm 2024

    NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức Kết nối tri thức

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    Tên môn: Đạo đức (Kết nối tri thức với cuộc sống) – Lớp: 5
    Tên Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

    Họ tên: …………………

    Đơn vị công tác: Trường Tiểu học…………..

    Nội dung góp ý:

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 1. Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

    Trang 7/ ý thứ 2.

    Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,…mà em biết.

    Kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước mà em biết.

    Câu hỏi hơi cao so với yêu cầu cần đạt.

    Bài 2: Tôn trong sự khác biệt của người khác

    Trang 15/ 2) Tìm hiểu vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người (Phần ?)

    Thái độ của các cây cọ khác đối với cọ nhí thể hiện điều gì?

    Thái độ của các cây cọ khác đối với cây cọ nhí thể hiện điều gì?

    Thêm từ “cây” vào ý cây cọ nhí cho câu hỏi chặt chẽ hơn

    Người góp ý

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức Cánh diều

    Góp ý SGK Đạo đức 5 Cánh diều – Mẫu 1

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

    Tên môn: Đạo đức (Cánh Diều) – Lớp: 5

    Tên Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN ĐH SƯ PHẠM TP HCM

    Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng chủ biên), Đỗ Tất Thiên (chủ biên)

    Nhà xuất bản: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM

    Họ tên người đánh giá: ………………………………….

    Đơn vị công tác: Trường Tiểu học …………………..

    Số điện thoại:………………………………………………..

    Email:…………………………………………………………..

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 1. Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

    Trang 9/ dòng 1 BT2.

    Em đồng tình hay không đồng tình với những lời nói, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

    Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm nào dưới đây? Vì sao?

    Vì cả 4 ý ở BT2 đều không có lời nói nào nên sẽ bỏ từ “lời nói” cho phù hợp.

    Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt

    Trang 14- BT2 Nhận xét các ý kiến dưới đây- Phần Luyện tập (ý b)

    Vì mỗi người đều có sự khác biệt về tính cách, sở thích, thói quen….nên không ai có quyền góp ý, nhận xét người khác

    Vì mỗi người đều có sự khác biệt về tính cách, sở thích, thói quen….nên không ai có quyền nhận xét người khác

    Bỏ từ “góp ý” vì những sở thích thói quen không tốt của bạn nên góp ý cho bạn sửa

    ……., ngày tháng…. năm…..

    GIÁO VIÊN GÓP Ý

    (Ghi rõ họ tên)

    Góp ý SGK Đạo đức 5 Cánh diều – Mẫu 2

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    Tên môn: Đạo đức (Cánh Diều) – Lớp: 5
    Tên Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN ĐH SƯ PHẠM TP HCM

    Họ tên: …………………

    Đơn vị công tác: Trường Tiểu học…………..

    Nội dung góp ý:

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 9. Em nhận biết biểu hiện xâm hại.

    Trang 51/ Luyện tập 3.

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức (3 bộ sách)

    Cỡ chữ cần lớn hơn.

    Cỡ chữ của thư cần lớn hơn để học sinh dễ đọc và phân tích, hơn nữa phần cuối trang 51 vẫn còn chỗ trống.

    Người góp ý

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức Chân trời sáng tạo

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

    Tên môn: Đạo đức (Chân trời sáng tạo) – Lớp: 5

    Tác giả: Huỳnh Văn Sơn (Tổng chủ biên), Mai Mỹ Hạnh (chủ biên)

    Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

    Họ tên người đánh giá: ………………………………….

    Đơn vị công tác: Trường Tiểu học …………………..

    Số điện thoại:………………………………………………..

    Email:…………………………………………………………..

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 1: Người có công với quê hương đất nước

    trang 9/ Tình huống 2

    Hôm nay, Bin và em trai được bố dẫn đi khám sức khỏe tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Em Bin hỏi bố: “Phạm Ngọc Thạch là ai ạ? Tại sao lại lấy tên ông đặt tên cho bệnh viện ạ?” Bố quay sang nhìn Bin: ” Con giải thích cho em được không?”

    Nếu là Bin em sẽ làm gì?

    Hôm nay, Bin và em trai được bố dẫn đi khám sức khỏe tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Em Bin hỏi bố: “Phạm Ngọc Thạch là ai ạ? Tại sao lại lấy tên ông đặt tên cho bệnh viện ạ?” Bố nói với em trai Bin: ” Phạm Ngọc Thạch là một nhà khoa học y khoa Việt Nam, giáo sư, tiến sĩ khoa học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Rồi quay sang nhìn Bin: “Con có biết tại sao lại lấy tên ông đặt tên cho bệnh viện không?”

    Nếu là Bin em sẽ nói gì?

    Câu hỏi trong tình huống 2 khó với các em học sinh lớp 5. vì không phải em nào cũng biết về Phạm Ngọc Thạch

    ……., ngày tháng … năm….

    GIÁO VIÊN GÓP Ý

    (Ghi rõ họ tên)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *