Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Với 5 Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1

    1.1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    I. TRẮC NGHIỆM

    Câu 1: Khi sử dụng internet, những việc làm nào sau đây khiến em KHÔNG gặp nguy cơ bị hại?

    A. Tải phần mềm, tệp miễn phí trên internet.
    B. Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử không biết rõ nguồn gốc.
    C. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử.
    D. Làm theo các lời khuyên và bài hướng dẫn thuốc trên mạng.

    Câu 2: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

    A. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.
    B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được.
    C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.
    D. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.

    Câu 3: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

    A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn.
    B. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.
    C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.
    D. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.

    Câu 4: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

    A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
    B. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
    C. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
    D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

    Câu 5: Em nên sử dụng webcam khi nào?

    A. Không bao giờ sử dụng webcam.
    B. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
    C. Khi nói chuyện với bất kì ai.
    D. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,…

    Câu 6: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?

    A. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tinh, thư điện tử.
    B. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đinh kèm thư từ những người không quen biết.
    C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
    D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

    Câu 7: Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

    A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.
    B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.
    C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.
    D. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.

    Câu 8: Minh thấy rằng gần đây máy tính của bạn ấy chạy chậm hơn. Bạn ấy nghi ngờ rằng có điều gì đó không ổn với máy tính của mình. Khi mở các ổ đĩa Minh thấy có những Folder mờ và những shortcut. Điều gì có thể đã xảy ra và bạn ấy nên làm gì?

    A. Máy tính của Minh có thể bị nhiễm virus.
    B. Máy tính của Minh bị người lạ truy cập.
    C. Máy tính của Minh bị hỏng ổ cứng.
    D. Máy tính của Minh bị lỗi phần mềm.

    Câu 9: Sơ đồ tư duy không hỗ trợ được em điều gì trong học tập?

    A. Đơn giản, dễ hiểu
    B. Thúc đẩy tư duy, tăng khả năng sáng tạo
    C. Dễ ghi nhớ các kiến thức đã học
    D. Ghi nhớ lời giảng của thầy cô

    Câu 10: Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?

    A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung
    B. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau
    C. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo
    D. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau

    Câu 11: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

    A. Mở bài, thân bài, kết luận.
    B. Tiêu đề, đoạn văn.
    C. Chương, bài, mục.
    D. Chủ đề chính, chủ đề nhánh

    Câu 12: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

    A. Con người, đồ vật, khung cảnh,…
    B. Phần mềm máy tính.
    C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
    D. Bút, giấy, mực.

    Câu 13: Để đặt hướng trang cho văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh:

    A. Orientation
    B. Size
    C. Margins
    D. Columns

    Câu 14: Thao tác nào dưới đây KHÔNG phải là thao tác định dạng văn bản?

    A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng
    B. Chọn chữ màu xanh
    C. Căn giữa đoạn văn bản
    D. Thêm hình ảnh vào văn bản

    Câu 15: Nút lệnh nào dùng để căn giữa đoạn văn bản

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 16: Để tìm kiếm đoạn văn bản em chọn lệnh nào trong nhóm lênh Editting của thẻ Home

    A. Replace
    B. Select
    C. Find
    D. paste

    Câu 17: Chức năng nào không phải là chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản

    A. Tạo và định dạng văn bản
    B. Sao chép văn bản
    C. Lưu trữ văn bản
    D. In văn bản

    Câu 18: Mục đích của định dạng văn bản là:

    A. Văn bản dễ đọc hơn
    B. Trang văn bản có bố cục đẹp
    C. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết
    D. Để dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.

    Câu 19: Sắp xếp để được các bước để thay đổi phông chữ cho đoạn văn bản

    1. Chọn font chữ thích hợp
    2. Chọn đoạn văn bản cần thay đổi font chữ
    3. Nháy vào nút  Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    A. 1-2-3
    C. 2-3-1
    B. 2-1-3
    D. 3-2-1

    Câu 20: Để thêm một hàng vào dưới hàng đang đặt con trỏ soạn thảo em chọn lệnh nào?

    A. Insert/ Insert Rows Above
    B. Insert/ Insert Rows Below
    C. Insert/ Insert Columns to the Left
    D. Insert/ Insert Columns to the Right

    Câu 21: Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là:

    A. Chỉ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím
    B. Chỉ sử dụng chuột
    C. Sử dụng thanh cuộn ngang, dọc
    D. Có thể sử dụng chuột, phím Tab hoặc các phím mũi tên trên bàn phím

    Câu 22: Để tạo bảng ta có thể chọn nút lệnh:

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 23: Để thêm cột nằm bên phải của bảng ta thực hiện lệnh nào trong các lệnh sau?

    A. Table Tools/ Layout/ Insert Right
    B. Table Tools/ Layout/ Delete/ Table
    C. Table Tools/ Layout/ Insert Left
    D. Table Tools/ Layout/ Insert Above

    Câu 24: Nội dung của các ô trong bảng có thể chứa:

    A. Số
    B. Ký tự (chữ, số, kí hiệu…)
    C. Bảng
    D. Hình ảnh

    Câu 25: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp để được câu đúng: tất cả; bốn; ngang; lề dưới; lề trang.

    A. Ta có thể chọn hướng trang đứng hoặc trang ……………..……..cho một trang văn bản.
    B. Một trang văn bản gồm có: lề trên, …………………………….., lề trái, lề phải.
    C. Lề của đoạn văn được tính từ …………………………….đến mép (trái hoặc phải) của đoạn văn bản.
    D. Việc thiết đặt lề cho một trang văn bản sẽ tác động đến ………………………các trang còn lại của văn bản đó.

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1: Nêu một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet?

    Câu 2: Hãy xây dựng sơ đồ tư duy để có một cuộc sống khỏe mạnh, bạn cần:

    + Ăn uống khoa học: ăn nhiều hoa quả và rau xanh; hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều đường và chất béo; uống đủ nước; …

    + Thường xuyên vận động điều độ: đi bộ; đá cầu; không nên vận động quá sức; …

    + Có giấc ngủ tốt: Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế xem ti vi hay sử dụng điện thoại di động…. Hãy tạo sơ đồ tư duy giúp em có một suộc sống khoẻ mạnh?

    Câu 3: Cho Bảng tính gồm 4 hàng và 4 cột. Em hãy trình bày các bước tạo trang tính?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    STT Bài tập Số làm đúng Số làm sai
    1 Bài 1 22 8
    2 Bài 2 20 10
    3 Bài 3 29 1

    1.2. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    I. TRẮC NGHIỆM: 7đ

    Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    Đáp án

    C

    A

    C

    D

    D

    C

    A

    A

    D

    C

    D

    C

    A

    D

    B

    C

    B

    D

    C

    B

    D

    C

    A

    B

    Câu 25: (1đ) Mỗi ý đúng 0.25 đ

    A. ngang
    B. lề dưới
    C. lề trang
    D. tất cả

    II. TỰ LUẬN: 3đ

    Câu 1: (1đ) Mỗi ý đúng 0,2 đ

    Một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet:

    1. Giữ an toàn

    2. Không gặp gỡ

    3. Đừng chấp nhận

    4. Kiểm tra độ tin cậy

    5. Hãy nói ra.

    Câu 2: (1đ)

    Câu 3: (1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ

    1. Chọn Insert

    2. Chọn Table

    3. Di chuyển bắt đầu từ góc trên, bên trái của cửa số Insert Table vừa mở ra để chọn số cột, số hàng cho bảng (số cột là 4 và số hàng là 4). Sau khi nháy chuột, bảng được chèn vào vị trí của con trỏ soạn thảo

    4. Đặt trỏ chuột vào ô và nhập dữ liệu.

    1.3. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    TT

    (1)

    Chủ đề (2)

    Nội dung (3)

    Mức độ nhận thức (4-11)

    Tổng % điểm

    (12)

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Chủ đề 4

    Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số (9%)

    An toàn thông tin trên Internet

    4

    4

    1

    30%

    2

    Chủ đề 5

    Ứng dụng tin học (26% – 8 tiết) 6 tiết -20%)

    Sơ đồ tư duy

    4

    1

    20%

    Định dạng văn bản

    7

    1.75đ

    1

    25%

    2.5đ

    Trình bày thông tin ở dạng bảng

    5

    1.25đ

    1

    25%

    2.5đ

    Tổng

    16

    9

    3

    28

    10đ

    T l%

    40%

    30%

    30%

    100%

    Tỉ lệ chung

    70%

    30%

    100%

    1.4. Bản đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    TT

    Chương/Chủ đề

    Nội dung/Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Chủ đề 4

    Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

    An toàn thông tin trên Internet

    Nhận biết

    – Nêu được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi tham gia Internet.

    – Nêu được một vài cách thông dụng để bảo vệ, chia sẻ thông tin của bản
    thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.

    – Nêu được một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa tác hại khi tham gia
    Internet.

    Thông hiểu

    – Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin
    cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh hoạ.

    – Nhận diện được một số thông điệp (chẳng hạn email, yêu cầu kết bạn, lời
    mời tham gia câu lạc bộ,…) lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

    4TN

    4TN

    1TL

    Chủ đề 5

    Ứng dụng tin học

    Sơ đồ tư duy

    Thông hiểu

    – Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần
    mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.

    Vận dụng

    – Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in.

    4TN

    1TL

    Định dạng văn bản

    Nhận biết

    – Nhận biết được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng, tìm kiếm, thay thế
    trong phần mềm soạn thảo văn bản.

    – Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.

    Vận dụng

    – Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in.

    7TN

    1TN

    Trình bày thông tin ở dạng bảng

    Nhận biết

    – Nhận biết được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng bảng.

    Vận dụng

    – Trình bày được thông tin ở dạng bảng

    5TN

    1TL

    Tổng

    16TN

    8TN 1TL

    1TN

    2TL

    T l%

    40%

    30%

    30%

    0

    Tỉ lệ chung

    70%

    30%

    2. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2

    2.1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    PHÒNG GD&ĐT HUYỆN…..

    TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS…..

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II 
    NĂM HỌC: 2023 – 2024
    MÔN: TIN HỌC LỚP 6
    THỜI GIAN: 45 PHÚT

    I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

    Chọn và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

    Câu 1: Khi sử dụng internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em bị hại.

    A. Tải phần mềm, tệp miễn phí trên internet.
    B. Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử không biết rõ nguồn gốc.
    C. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử.
    D. Cả A, B đều đúng

    Câu 2: Theo em, tình huống nào sau đây giúp ích cho em khi sử dụng internet.

    A. Thông tin cá nhân hoặc tập thể bị đánh cắp.
    B. Bị bạn quen trên mạng lừa đảo.
    C. Hoàn thành chương trình học tập trên mạng Internet
    D. Nghiện mạng xã hội, nghiện trò chơi trên mạng.

    Câu 3: Phần mềm nào sau đây là phần mềm Sơ đồ tư duy

    A. Xmind
    B. Imindmap 10
    C. Word
    D. Cả A, B đều đúng

    Câu 4: Phát biểu nào đúng khi nói đến các cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng

    A. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.
    B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản.
    C. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản
    D. Hoặc A hoặc B hoặc C.

    Câu 5: Để định dạng trang, ta cần thực hiện lệnh:

    A. Nháy chuột vào dải lệnh File → chọn Page Setup…
    B. Nháy chuột vào dải lệnh Page layout → chọn Setup…
    C. Nháy chuột vào dải lệnh File → chọn Print Setup…
    D. Nháy chuột vào dải lệnh Insert → chọn Page Setup…

    Câu 6: Để tạo bảng ta có thể chọn nút lệnh:

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 7: Để thêm cột nằm bên trái của bảng ta thực hiện lệnh nào trong các lệnh sau?

    A. Table Tools/ Layout/ Insert Right
    B. Table Tools/ Layout/ Delete/ Table
    C. Table Tools/ Layout/ Insert Left
    D. Table Tools/ Layout/ Insert Above

    Câu 8: Trong khi soạn thảo văn bản, giả sử ta cần tìm kiếm chữ “Thầy giáo” thì ta thực hiện chọn:

    A. Dải Home chọn lệnh Editing/Clear…
    B. Dải Home chọn lệnh Editing/Goto…
    C. Dải Home chọn lệnh Editing/Replace…
    D. Dải Home chọn lệnh Editing/Find…

    II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

    Câu 9: (3 điểm)

    Sơ đồ tư duy là gì? Theo em vẽ sơ đồ tư duy có những ưu điểm và hạn chế gì?

    Câu 10: (2 điểm)

    Hãy nêu các bước thực hiện định dạng văn bản?

    Câu 11: (1 điểm)

    Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em làm thế nào để sử dụng mạng xã hội và chia sẻ thông tin trên Internet có hiệu quả?

    2.2. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Đáp án

    B

    C

    D

    A

    B

    C

    A

    D

    PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    Câu 9

    Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

    * Ưu điểm:

    + Quan hệ tương hỗ được làm rõ

    + Các khái niệm then chốt được liên hệ ngay bằng thị giác

    + Ghi nhớ dễ dàng hơn

    + Dễ dàng thêm thông tin vào sơ đồ tư duy

    + Có thể tận dụng sự hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính

    * Hạn chế:

    + Sơ đồ tư duy có thể gây khó khăn cho những người rất logic trong cách họ suy nghĩ. Khi động não thì sơ đồ tư duy khuyến khích bạn để dòng chảy ý tưởng tự do, thậm chí cần phải để trực giác làm việc. Đối với người logic trong suy nghĩ sẽ khó tin vào trực quan vì suy nghĩ của họ sẽ tự cho rằng việc đó không khả thi.

    + Sơ đồ tư duy cung cấp thông tin và cấu trúc tự giải thích có thể hiểu rõ nhất bởi người tạo ra nó. Chính vì vậy, sẽ khó khăn với những người không chứng kiến hiệu quả hoàn toàn với sơ đồ tư duy.

    Câu 10

    Định dạng trang văn bản thực hiện như sau:

    + B1: Nháy chuột vào dải lệnh Page layout → chọn các lệnh trong nhóm lệnh Page setup

    + B2:

    * Chọn hướng trang:

    – Nháy chuột vào nút mũi tên Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bên dưới lệnh Orientation:

    + Chọn Portrait : Hướng trang đứng

    + Chọn Landscape: Hướng trang nằm ngang

    * Đặt lề trang:

    + B1: Nháy chuột vào nút mũi tên Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sốngbên dưới lệnh Margins → Custom Margins.

    + B2:

    • Top: Lề trên.

    • Bottom: Lề dưới.

    • Left: Lề trái.

    • Right: Lề phải

    + B3: Nháy chuột chọn OK

    * Lựa chọn khổ giấy:

    Nháy chuột vào nút mũi tên bên cạnh size → chọn khổ giấy A4

    0,5đ

    0,25đ

    0,25đ

    0.5đ

    0,5đ

    Câu 11

    – Có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến (không đưa những thông tin sai lệch, không đúng sự thật mang tính phản động, dụ dỗ, lôi kéo)

    – Sử dụng công nghệ thông tin để làm bạn với sự giám sát của gia đình, thầy cô giáo. (Thời gian sử dụng Internet rõ ràng hợp lý, được sự cho phép của người lớn)

    – Khuyến khích, động viên bạn bè và người thân chia sẻ thông tin phòng chống Covid-19 lành mạnh và bảo vệ bản thân theo bộ y tế 5K trên mạng Internet.

    2.3. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
    Cấp độ thấp Cấp độ cao
    TN TL TN TL TN TL TN TL

    Bài 9: An toàn thông tin trên Internet

    Biết được lợi ích khi sử dụng internet

    Hiểu được các tác hại của việc sử dụng internet

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    1

    0.5đ

    5%

    1

    0.5đ

    5%

    1

    10%

    3

    2.đ

    20%

    Bài 10: Sơ đồ tư duy

    Biết được khái niệm sơ đồ tư duy

    Hiểu được ưu điểm và hạn chế khi sử dụng sơ đồ tư duy

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    1

    0.5đ

    5%

    0.5

    10%

    0.5

    20%

    2

    3.5đ

    35%

    Bài 11:

    Định dạng văn bản

    Biết các thao tác cơ bản khi định dạng văn bản

    Vận dụng nêu được các bước định dạng văn bản.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    2

    10%

    1

    20%

    3

    30%

    Bài 12:

    Trình bày thông tin ở dạng bảng

    Biết cách tạo bảng

    Hiểu được các thao tác tạo bảng

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    2

    10%

    1

    0.5đ

    5%

    3

    1.5đ

    15%

    T.Số câu

    T.Số điểm

    Tỉ lệ %

    6.5

    40%

    2.5

    30%

    1

    20%

    1

    10%

    11

    10đ

    100%

    3. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3

    3.1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    Cấp độ Chủ đề
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng
    Cấp độ thấp Cấp độ cao Số điểm: 10
    TN TL Tổng TN TL Tổng TN TL Tổng TN TL Tổng

    ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

    – Biết soạn thảo một văn bản đơn giản.

    – Căn lề cho đoạn văn bản.

    – Đặt hướng trang.

    – Lưu được văn bản trong máy tính.

    – Vận dụng giãn cách dòng trong đoạn văn bản.

    Số câu: 2 1 2 Số câu: 5
    Số điểm: 3 đ 1 đ 2 đ Số điểm: 6 đ

    TRÌNH BÀY THÔNG TIN DẠNG BẢNG

    – Tạo được bảng.

    – Nhập dữ liệu và căn chỉnh dữ liệu.

    – Chèn được cột và hàng.

    Số câu: 1 1 1 Số câu:

    3

    Số điểm: 1 đ 2 đ 1 đ Số điểm: 4 đ
    Tổng cộng
    Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 8
    Số điểm: Số điểm: 3 đ Số điểm: Số điểm: 1 đ Số điểm: 10 đ

    3.2. Bản đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá
    Thực hành
    Biết 2 đ Biết soạn thảo một văn bản đơn giản
    1 đ Căn thẳng 2 lề cho văn bản.
    1 đ Tạo được bảng.
    Hiểu 1 đ Đặt hướng trang
    2 đ Nhập dữ liệu và căn chỉnh dữ liệu.
    Vận dụng 1 đ Lưu được văn bản trong máy tính.
    1 đ Vận dụng giãn cách dòng trong đoạn văn bản.
    VD Cao 1 đ Chèn được cột và hàng

    3.3. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    PHÒNG GDĐT…….
    TRƯỜNG THCS ……..

    (Đề gồm có 1 trang)

    KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024
    Môn: TIN HỌC – Lớp 6
    Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

    Câu 1: (2 đ) Khởi động Word và soạn thảo văn bản sau:

    CẢM NGHĨ VỀ NHÓM BẠN THÂN LỚP 6A

    Minh và Khoa là hai bạn đầu tiên tớ gặp và làm quen trong ngày đầu đến nhận lớp ở trường tiểu học.

    Ngay ở cổng trường tớ nhìn thấy Khoa, ấn tượng đầu tiên về Khoa là cặp kính cận khá dày cậu ấy đeo. Cậu ấy cũng đang ngơ ngác đi tìm lớp giống tớ, nhìn là biết ngay học sinh mới. Tớ ra làm quen và hỏi cậu ấy học lớp nào, không ngờ cả hai đều học cùng lớp. Bọn tớ cùng nhau đi tìm lớp. Đến cửa lớp thì gặp ngay Minh. Minh đang vui vẻ hướng dẫn các bạn vào lớp. Trông cậu ấy rất nhanh nhẹn và thông minh. Tớ và Khoa nhìn thấy là mến cậu ấy ngay.

    Cả ba bọn tớ cùng làm quen và chơi thân với nhau ngay từ ngày đầu đi học.

    Câu 2: (4 đ) Định dạng văn bản theo các yêu cầu sau:

    • Căn thẳng 2 lề cho văn bản.
    • Đặt hướng trang nằm ngang.
    • Giãn cách dòng, đoạn văn.
    • Lưu bài trong thư mục của lớp, với tên của em.

    Câu 3: (4 đ)

    • Tạo bảng gồm 5 hàng, 4 cột.
    • Nhập dữ liệu, chỉnh sửa như hình.
    • Chèn thêm cột tổng cộng vào sau cột số bạn nữ thích.
    STT Tên trò chơi Số bạn nam thích Số bạn nữ thích
    1 Kéo co 19 16
    2 Ném bóng trúng đích 12 15
    3 Lò cò tiếp sức 16 18
    4 Trốn tìm 8 10

    3.4. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    Câu Nội dung Điểm
    1 Soạn thảo được văn bản 2.0
    2 Định dạng văn bản theo các yêu cầu:
    – Căn thẳng 2 lề cho văn bản. 1.0
    – Đặt hướng trang nằm ngang. 1.0
    – Giãn cách dòng, đoạn văn. 1.0
    – Lưu bài trong thư mục của lớp, với tên của em. 1.0
    3 – Tạo bảng gồm 5 hàng, 4 cột. 1.0
    – Nhập dữ liệu, chỉnh sửa như hình. 2.0
    – Chèn thêm cột tổng cộng vào sau cột số bạn nữ thích. 1.0
    STT Tên trò chơi Số bạn nam thích Số bạn nữ thích Tổng cộng
    1 Kéo co 19 16 35
    2 Ném bóng trúng đích 12 15 27
    3 Lò cò tiếp sức 16 18 34
    4 Trốn tìm 8 10 18

    4. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 4

    4.1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
    Cấp độ thấp Cấp độ cao
    TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

    1.Sơ đồ tư duy

    HS trình bày được khái niệm và tác dụng của sơ đồ tư duy

    Hs biết được các thành phần của sơ đồ tư duy

    HS hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy

    HS hiểu được chủ đề chính, chủ đề nhánh trong sơ đồ tư duy

    Số câu

    3 (C1,2,5)

    1 (C13)

    2 (C3, 4)

    1 (C14)

    7

    Số điểm

    0,75

    1,5

    0,5

    3

    5,75

    Tỉ lệ (%)

    7,5

    15

    5

    30

    57,5

    2. Định dạng văn bản

    HS biết được các thao tác cơ bản khi định dạng văn bản

    HS hiểu được các lệnh định dạng một đoạn văn bản, một trang văn bản

    HS sử dụng được những lệnh để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản

    Số câu

    2(C6,7)

    2(C8,9)

    1(C15)

    5

    Số điểm

    0,5

    0,5

    1,5

    2,5

    Tỉ lệ (%)

    5

    5

    15

    25

    3. Trình bày thông tin ở dạng bảng

    HS biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng

    Hs hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng

    Hs sử dụng được các lệnh trong trình bày thông tin ở dạng bảng

    Số câu

    1 (C10)

    2 (C11,12)

    1 (C16)

    4

    Số điểm

    0,25

    0,5

    1

    1,75

    Tỉ lệ (%)

    2,5

    5

    10

    17,5

    Tổng số câu

    7

    7

    1

    1

    16

    Tổng số điểm

    3

    4,5

    1,5

    1

    10

    Tỉ lệ (%)

    30

    45

    25

    100

    4.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6

    Trường:…………………….

    KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM 2023 – 2024
    Môn: Tin học 6

    A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

    * Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

    Câu 1: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

    A. tiêu đề, đoạn văn.
    B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
    C. mở bài, thân bài, kết luận.
    D. chương, bài, mục.

    Câu 2: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

    A. Bút, giấy, mực.
    B. Phần mềm máy tính.
    C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
    D. Con người, đồ vật, khung cảnh,…

    Câu 3: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

    A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
    B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
    C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
    D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.

    Câu 4: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

    A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
    B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
    C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
    D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.

    Câu 5: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

    A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
    B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
    C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
    D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

    Câu 6: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:

    A. Dòng.
    B. Trang.
    C. Đoạn.
    D. Câu.

    Câu 7: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

    A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
    B. Chọn chữ màu xanh.
    C. Căn giữa đoạn văn bản.
    D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

    Câu 8: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:

    A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
    B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
    C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
    D. Nhấn phím Enter.

    Câu 9: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

    A. chọn hướng trang đứng.
    B. chọn hướng trang ngang.
    C. chọn lề trang.
    D. chọn lề đoạn văn bản.

    Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

    A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
    B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
    C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
    D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,…

    Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:

    A. 10 cột, 10 hàng.
    B. 10 cột, 8 hàng.
    c. 8 cột, 8 hàng.
    D. 8 cột, 10 hàng.

    Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?

    A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
    B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
    C. Chọn lệnh Insert/Table/Insert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
    D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.

    B. Tự luận: (7 điểm)

    Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?

    Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình 9 và cho biết:

    a) Tên của chủ đề chính.

    b) Tên các chủ đề nhánh.

    c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.

    1) Insert Left

    a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn.

    2) Insert Right

    b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn.

    3) Insert Above

    c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn.

    4) Insert Below

    d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn.

    4.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6

    A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

    * Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

    Câu hỏi

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Đáp án

    B

    C

    D

    C

    D

    C

    D

    C

    A

    C

    B

    C

    B. Tự luận: (7 điểm)

    Câu Đáp án Điểm

    Câu 13:

    – Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

    – Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.

    0,75

    0,75

    Câu 14:

    a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6.

    b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện.

    c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ.

    0,5

    1,5

    1

    Câu 15:

    – Tiêu đề: Căn lề giữa.

    – Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản.

    – Dòng cuối: Căn thẳng lề phải.

    0,5

    0,5

    0,5

    Câu 16:

    1 – c

    2 – d

    3 – a

    4 – b

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    ….

    >> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *