Sinh học 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Sinh học 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Giải Sinh 11 bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật giúp các em học sinh lớp 11 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK trang 118→ 123.

Bạn đang đọc: Sinh học 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Soạn Sinh học 11 Cánh diều trang 118, 119, 120, 121, 122, 123 giúp các em học sinh hiểu được Sinh trưởng và phát triển ở động vật để học thật tốt bài 18 chủ đề 3 Sinh 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 11 bài 18 Sinh trưởng và phát triển ở động vật sách Cánh diều mời các bạn cùng tải tại đây.

Giải Sinh học 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

    Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới

    I. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật

    1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

    Học sinh trả lời những câu hỏi sau:

    – Vẽ sơ đồ vòng đời của tằm và châu chấu

    Gợi ý đáp án

    Vòng đời của tằm:

    Sinh học 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

    Egg laying: Đẻ trứng; Egg: Trứng; Hatching: Trứng nở; Moult: Sự rụng lông; Ripe silkworm: Tằm chín; Spinning silk filament: Kéo kén; Cocoon: Kén tằm; Cocoon shell cut open: Cắt ngang vỏ kén; Pupa: Nhộng tằm; Emergence from cocoon: Chui ra khỏi vỏ kén; Mating: Giao phối; Raw silk: Tơ tằm thô

    Vòng đời của châu chấu:

    Sinh học 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

    – Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn nào trong vòng đời của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất? Vì sao?

    Gợi ý đáp án

    Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn trứng trong vòng đời của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất? Vì khi châu chấu phát triển thành ấu trùng sẽ bắt đầu phá hoại mùa màng, thức ăn của chúng là lá cây và hút nhựa để sống.

    II. Sinh trưởng và phát triển ở người

    Câu hỏi 1: Quan sát hình 18.3, mô tả giai đoạn phôi thai ở người.

    Gợi ý đáp án

    Từ khi xảy ra hiện tượng thụ tinh đến hình thành phôi nang bám và phát triển ở thành tử cung thì phôi thai bắt đầu được hình thành và phát triển. Phôi thai phát triển từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 10 (tính từ thời điểm thụ tinh). Các giai đoạn phát triển được mô tả như sau:

    Phôi thai tuần thứ 5 (3 tuần sau khi thụ thai): Đây là giai đoạn hình thành phôi và các cơ quan khác (não, tim, tủy sống). Phôi thai được cấu tạo gồm 3 lớp tế bào:

    • Ngoại bì phôi: Các tế bào ngoại bì phôi sẽ phát triển thành các cơ quan da, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt, tai trong và các mô liên kết
    • Trung bì phôi: Các tế bào trung bì phôi sẽ phát triển thành xương, cơ, thận và hệ thống sinh sản của thai nhi.
    • Nội bì phôi: Các tế bào nội bì phôi sẽ phát triển thành các màng niêm mạc lót của các ống cơ thể, phổi, ruột và bàng quang.

    Phôi thai tuần thứ 6 (4 tuần sau khi thụ thai): Trong tuần này, ống thần kinh dọc theo lưng của phôi thai đóng lại, tim bắt đầu hoạt động bơm máu, tai trong và cung hàm bắt đầu được hình thành. Phôi thai bắt đầu uốn cong hình chữ C, mầm chi trên và chi dưới xuất hiện.

    Phôi thai tuần thứ 7 (5 tuần sau khi thụ thai): Lỗ mũi và thủy tinh thể được hình thành, mầm chi trên và chi dưới phát triển dài hơn.

    Phôi thai tuần thứ 8 (6 tuần sau khi thụ thai): Chân tay phát triển dài hơn, các ngón tay bắt đầu hình thành. 2 lỗ tai ngoài được định hình, mắt thai nhi bắt đầu nhìn thấy được. Môi trên và mũi ngoài được hình thành. Thân của phôi thai bắt đầu thẳng dần.

    Phôi thai tuần thứ 9 (7 tuần sau khi thụ thai): Xương cánh tay phát triển dài ra, vùng khuỷu được hình thành. Ngón chân bắt đầu hình thành, mí mắt, 2 tai tiếp tục hoàn thiện.

    Phôi thai tuần thứ 10 (8 tuần sau khi thụ thai): Đầu của phôi thai tròn hơn, cổ bắt đầu được hình thành, mí mắt hoàn thiện có thể đóng mở để bảo vệ mắt.

    Trả lời câu hỏi phần Luyện tập Sinh 11 Bài 18

    Hoàn thành bảng 18.1.

    Bảng 18.1. Các hình thức biến thái ở động vật

    Đặc điểm

    Phát triển qua biến thái

    Phát triển không qua biến thái

    Biến thái hoàn toàn

    Biến thái không hoàn toàn

    Kích thích con non so với con trưởng thành

    ?

    ?

    ?

    Cấu tạo và hình dạng con non so với con trưởng thành

    ?

    ?

    ?

    Sinh lí con non so với con trưởng thành

    ?

    ?

    ?

    Ví dụ

    ? ? ?

    Gợi ý đáp án 

    Đặc điểm

    Phát triển qua biến thái

    Phát triển không qua biến thái

    Biến thái hoàn toàn

    Biến thái không hoàn toàn

    Kích thích con non so với con trưởng thành

    Nhỏ hơn Nhỏ hơn Nhỏ hơn

    Cấu tạo và hình dạng con non so với con trưởng thành

    Rất khác

    Gần giống Tương tự

    Sinh lí con non so với con trưởng thành

    Rất khác

    Gần giống Tương tự

    Ví dụ

    muỗi, ếch, … châu chấu, gián, … gà, mèo, ..

    Trả lời câu hỏi phần Vận dụng Sinh 11 Bài 18

    Câu hỏi 1

    Có ý kiến cho răng, khi mang thai, người mẹ cần ăn cho hai người nên khẩu phần ăn phải gấp đôi so với bình thường. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

    Câu hỏi 2

    Tương ứng với mỗi sự thay đổi ở độ tuổi dậy thì, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân?

    Câu hỏi 3

    Quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến hậu quả gì?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *