Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

Giải Sinh 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật giúp các em học sinh lớp 11 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK trang 45→49.

Bạn đang đọc: Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

Soạn Sinh học 11 Cánh diều trang 45, 46, 47, 48, 49 giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa vai trò của quá trình hô hấp ở động vật để học thật tốt Bài 7 chủ đề 1 Sinh 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 11 Bài 7 Cánh diều Hô hấp ở động vật mời các bạn cùng tải tại đây.

Giải SGK Sinh 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

    I. Vai trò của hô hấp

    Câu hỏi trang 45

    Quan sát hình 7.1 và cho biết vai trò của hô hấp. Nêu mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào.

    Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

    Gợi ý đáp án

    – Vai trò của hô hấp: Quá trình hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời, giúp đào thải COsinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài để đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

    – Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào: Thông qua trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường → Quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, nếu một trong hai quá trình ngừng lại thì quá trình kia không thể diễn ra.

    II. Các hình thức trao đổi khí với môi trường ở động vật

    Câu hỏi trang 46

    Quan sát hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, hoàn thành bảng 7.1 trang 46 Sinh học 11.

    Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

    Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

    Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

    Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

    Gợi ý đáp án

    Bảng 7.1. Các hình thức trao đổi khí ở một số loài động vật và con người

    Đặc điểm

    Giun đất

    Ruồi

    Cá

    Người

    Bề mặt

    trao đổi khí

    Bề mặt

    cơ thể (da)

    Hệ thống

    ống khí

    Mang

    Phổi

    Hoạt động

    trao đổi khí

    O2 từ môi trường khuếch tán qua da vào máu rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu rồi qua da để khuếch tán ra ngoài môi trường.

    Không khí giàu O2 trong không khí khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào các ống khí và di chuyển ra ngoài qua các lỗ thở.

    Nhờ dòng nước chảy liên tục giữa các phiến mỏng của mang, O2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu ở mang rồi đưa đến các tế bào; ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu đến mạch máu ở mang rồi khuếch tán vào nước ra ngoài.

    Khi hít vào, không khí giàu O2 đi qua đường dẫn khí vào các phế nang của phổi, O2 được khuếch tán qua màng phế nang vào máu trở thành máu giàu O2 đi đến cung cấp cho các tế bào. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu, máu giàu CO2 đến phổi, CO2 khuếch tán qua màng các phế nang vào phổi và được đẩy ra ngoài môi trường qua đường dẫn khí thông qua động tác thở ra.

    Luyện tập trang 48

    Sắp xếp các loài sau vào nhóm trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang hoặc phổi: gà, cá heo, ếch, cá mập, mèo, ve sầu, cá sấu, thủy tức.

    Gợi ý đáp án

    – Nhóm trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: ếch, thủy tức.

    – Nhóm trao đổi khí qua ống khí: ve sầu.

    – Nhóm trao đổi khí qua mang: cá mập.

    – Nhóm trao đổi khí qua phổi: gà, cá heo, ếch, mèo, cá sấu.

    III. Bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp

    Câu hỏi trang 48

    Quan sát hình 7.6, nêu sự khác biệt ở phế nang và phế quản giữa người bình thường và người mắc bệnh hô hấp

    Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật

    Gợi ý đáp án

    Sự khác biệt ở phế nang và phế quản giữa người bình thường và người mắc bệnh hô hấp:

    Đối tượng

    Bộ phận

    Người bình thường

    Người mắc bệnh hô hấp

    Phế nang

    – Có kích thước nhỏ.

    – Không có hiện tượng viêm và xơ hóa dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí.

    – Thường có kích thước lớn do thành phế nang bị phá hủy.

    – Một số phế nang bị viêm, bị phá hủy và xơ hóa dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí.

    Phế quản

    – Đường dẫn khí bình thường, không có hiện tượng bị thu hẹp.

    – Đường dẫn khí có hiện tượng bị thu hẹp và tăng tiết chất nhày.

    Vận dụng trang 49

    Tại sao nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt?

    Tại sao nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O2?

    Gợi ý đáp án

    Nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt vì: Ếch là động vật lưỡng cư, hô hấp qua da và phổi nhưng chủ yếu là qua da, do đó, da ếch cần được ẩm để không khí có thể khuếch tán dễ dàng. Nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch sẽ bị khô làm hạn chế quá trình trao đổi khí của ếch dẫn đến tình trạng ếch bị chết.

    • Nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O2 vì: Khi nuôi tôm, cá trong ao hồ sẽ dễ xảy ra tình trạng thiếu oxygen cung cấp cho hô hấp của tôm, cá do nồng độ oxygen tan trong nước thấp trong khi mật độ tôm, cá nhiều và diện tích ao hồ có hạn. Bởi vậy, nuôi tôm, cá thường sử dụng máy sục O2 có tác dụng hòa tan O2 vào dòng nước, giúp tôm, cá hô hấp tốt, nhờ đó, sinh trưởng khỏe mạnh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *