Toán 6 Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu

Toán 6 Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu

Giải Toán lớp 6 trang 8, 9 tập 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và bài tập trong SGK bài 1 Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thuộc chương 4 Một số yếu tố thống kê và xác suất.

Bạn đang đọc: Toán 6 Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu

Toán 6 Cánh diều tập 2 trang 8, 9 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 8, 9 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Toán 6 Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu

    Lý thuyết Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu

    1.Thu thập, tổ chức, phân tích dữ liệu

    Những thông tin thu thập được như số, chữ, hình ảnh, được gọi là dữ liệu. Dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu

    Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra các thông tin hữu ích và rút ra kết luận.

    Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản

    Dựa vào thống kê, ta có thể nhận biết được tính hợp lí của kết luận đã nêu ra

    2. Biểu diễn dữ liệu

    Sau khi thu thập, tổ chức dữ liệu, ta cần biểu diễn dữ liệu đó ở dạng thích hợp. Nhờ việc biểu diễn dữ liệu, ta có thể phân tích và xử lí các dữ liệu đó

    Ta có thể biểu diễn dữ liệu bằng bảng số liệu; biểu đồ tranh; biểu đồ cột

    Dựa vào thống kê, ta có thể bác bỏ kết luận đã nêu ra

    Trả lời Hoạt động Toán 6 Bài 1

    Hoạt động 1

    Hãy nêu một số cách thu thập, phân loại, kiểm phiếu, ghi chép số liệu thống kê đã học ở tiểu học.

    Gợi ý đáp án

    Một số cách thu thập, phân loại, kiểm đếm, ghi chép số liệu thống kê đã học ở tiểu học như là:

    + Thu thập số liệu từ các công cụ phương tiện truyền thông như máy tính, điện thoại, ….

    + Thu thập số liệu từ sách vở hay báo đài

    + Thu thập dữ liệu bằng các phiếu hỏi, phỏng vấn

    Hoạt động 2

    Bảng số liệu đánh giá chất lượng sản phẩm bằng điểm số 1, 2, 3, 4, 5 của một lô hàng gồm 20 sản phẩm như sau:

    Điểm

    1

    2

    3

    4

    5

    Số sản phẩm

    0

    0

    3

    5

    12

    Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy:

    – Đối tượng thống kê là các điểm số: 1, 2, 3, 4, 5.

    Các đối tượng này lần lượt được biểu diễn ở dòng đầu tiên.

    – Tiêu chí thống kê là số sản phẩm tương ứng với mỗi loại điểm.

    – Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí lần lượt được biểu diễn ở dòng thứ hai (theo cột tương ứng).

    Hoạt động 3

    Biểu đồ tranh trong Hình 1 thống kê khối lượng táo bán được trong 4 tháng đầu năm 2020 của một hệ thống siêu thị.

    Gợi ý đáp án

    Quan sát biểu đồ tranh trong Hình 1 ta có nhận xét sau:

    – Đối tượng thống kê là bốn tháng đầu năm 2020: tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4.

    + Các đối tượng này lần lượt được biểu diễn ở cột đầu tiên.

    – Tiêu chí thống kê là số tấn táo bán được trong mỗi tháng.

    + Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở dòng tương ứng.

    Hoạt động 4

    Biểu đồ cột trong Hình 2 thống kê dân số của một quốc gia năm 2019:

    Gợi ý đáp án 

    Quan sát biểu đồ cột trong Hình 2 ta có nhận xét như sau:

    – Đối tượng thống kê là các quốc gia: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Ô – xtrây – li – a (Australia), Ma – lay – xi – a (Malaysia).

    + Các đối tượng này lần lượt biểu diễn ở trục nằm ngang.

    – Tiêu chí thống kê là dân số của mỗi nước.

    + Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một đối tượng thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở trục thẳng đứng.

    Trả lời Luyện tập vận dụng 1 trang 4

    Hãy thu thập dữ liệu về ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và thống kê số bạn có cùng tháng sinh.

    Gợi ý đáp án

    Thu thập ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và phân loại thành các nhóm có cùng tháng sinh.

    Số học sinh có cùng tháng sinh trong lớp có 46 học sinh trong bảng sau

    Tháng Số bạn có ngày sinh nhật
    1 3
    2 4
    3 4
    4 2
    5 6
    6 4
    7 3
    8 4
    9 7
    10 4
    11 2
    12 3

    Giải Toán 6 Cánh diều trang 8, 9 tập 2

    Bài 1

    Hãy thu thập, phân loại dữ liệu lấy ở địa phương em theo những tiêu chí mà em quan tâm (chẳng hạn: nghề nghiệp của những người dân, số người ở mỗi hộ gia đình,…)

    Phương pháp giải 

    Chọn tiêu chí mà em quan tâm rồi thu thập dữ liệu và phân loại

    Gợi ý đáp án

    Số người ở mỗi hộ gia đình ở khu 4 thị trấn Đông Anh:

    STT Tên gia đình Số lượng người
    1 Bà Lan ông Hải 5
    2 Bà Kim ông Dũng 2
    3 ? ?

    Bài 2

    Sau khi kiểm tra sức khoẻ, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh của lớp 6B thống kê số đo chiều cao của các bạn trong cùng tổ. Bạn Châu liệt kê số đo chiều cao (theo đơn vị cm) của các bạn trong cùng tổ như sau:

    140; 150; 140; 151; 142; 252; 154; 140; 138; 154.

    a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.

    b) Dãy số liệu bạn Châu liệt kê có hợp lí không? Vì sao?

    c) Số đo chiều cao trung bình của bốn bạn thấp nhất trong cùng tổ với bạn Châu là bao nhiêu?

    Phương pháp giải 

    Dựa vào số liệu có phù hợp với thực tế không để kết luận dãy số liệu có hợp lí không

    Công thức tính số trung bình cộng

    Gợi ý đáp án

    a)

    • Đối tượng thống kê: số đo chiều cao của học sinh
    • Tiêu chí thống kê: học sinh trong tổ của Châu lớp 6B

    b) Bạn Châu liệt kê như vậy chưa hợp lí vì với cách này, giáo viên sẽ khó biết được những bạn nào có chiều cao bằng nhau, chiều cao cao nhất, chiều cao thấp nhất

    Bảng thống kê chiều cao của các bạn nhóm Châu:

    Số đo chiều cao (cm) 138 140 142 146 150 151 154 252
    Số lượng (HS) 1 2 1 1 1 1 2 1

    c) Số đo chiều cao trung bình của bốn bạn thấp nhất trong cùng tổ với bạn Châu là: (138 + 140×2 + 142) : 4 = 140 cm

    Bài 3

    Bác Hoàn khai trương cửa hàng bán áo sơ mi. Thống kê số lượng các loại áo đã bán được trong tháng đầu tiên như bảng sau (đơn vị tính: chiếc):

    Cỡ áo 37 38 39 40 41 42
    Số áo bán được 20 29 56 65 47 18

    a) Áo cỡ nào bán được nhiều nhất? Ít nhất?

    b) Bác Hoàn nên nhập về nhiều hơn những loại áo cỡ nào để bán trong tháng tiếp theo?

    Gợi ý đáp án

    a) Áo cỡ 40 bán được nhiều nhất

    Áo cỡ 42 bán được ít nhất

    b) Bác Hoàn nên nhập về nhiều hơn những loại áo cỡ 40, 39, 41 để bán trong tháng tiếp theo. Vì 3 cỡ áo này được ưa chuộng nhất vì thế sức mua lớn

    Bài 4

    Một hệ thống siêu thị thống kê lượng thịt lợn bán được trong bốn tháng đầu năm 2020 ở biểu đồ trong Hình 4.

    a) Tháng nào hệ thông siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất?

    b) Tính tỉ số của lượng thịt lợn bán ra trong tháng 1 và tổng lượng thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng.

    Gợi ý đáp án

    a) Tháng 1 hệ thống siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất

    b) Tỉ số của lượng thịt lợn bán ra trong tháng 1 và tổng lượng thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng Toán 6 Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu

    Bài 5

    Từ tháng 5 đến tháng 10, ở Bắc bán cầu là mùa mưa còn ở Nam bán cầu là mùa khô. Quan sát hai biểu đồ ở Hình 5, Hình 6 và cho biết biểu đồ nào là biểu đồ lượng mưa của địa điểm ở Bắc bán cầu, của địa điểm ở Nam bán cầu.

    Gợi ý đáp án

    Biểu đồ hình 5 biểu diễn lượng mưa ở Bắc bán cầu, biểu đồ hình 6 biểu diễn lượng mưa ở Nam bán cầu. Vì lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ở hình 5 lớn hơn.

    Bài 6

    Biểu đồ ở Hình 7 cho biết lượng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu ở Việt Nam năm 2018.

    a) Tính theo tấn tổng lượng xuất khẩu của năm mặt hàng trên.

    b) Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là bao nhiêu tấn?

    Gợi ý đáp án

    a) Tổng lượng xuất khẩu của 5 mặt hàng trên là:

    373 498 + 1 878 278 + 232 750 + 6 114 934 + 127 338 = 8 726 798 tấn

    b) Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là:

    6 114 934 – (373 498 + 1 878 278 + 232 750 + 127 338) = 6 114 934 – 2 611 864 = 3 503 070 tấn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *