Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 95, 96. Qua đó, giúp các em biết cách viết đoạn văn tả cây cối.

Bạn đang đọc: Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối của Bài 20 Chủ đề Quê hương trong tôi theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối Kết nối tri thức

    Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức trang 95, 96

    Câu 1

    Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

    a. Tá lá

    Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.

    (Đoàn Giỏi)

    Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

    – Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?

    – Lá bàng được tả theo trình tự nào?

    – Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?

    b. Tả hoa

    Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

    (Mai Văn Tạo)

     Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

    – Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?

    – Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?

    c. Tả quả

    Mùa hè đã đến. Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

    (Theo Vũ Tú Nam)

    Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

    – Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để tả quả nhãn.

    – Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

    d. Tả thân cây

    Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

    (Theo Lép Tôn-xtôi)

    Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

    Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em?

    Trả lời:

    a. – Câu mở đầu đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp.

    – Lá bàng được tả theo trình tự thời gian từ mùa xuân đến mùa đông

    – Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất. Vì mùa đông lá bàng đỏ như đồng, có thể nhìn cả ngày không chán.

    b. – Đoạn văn tả những đặc điểm: thời gian trổ hoa, hương thơm, màu sắc và hình dáng của hoa sầu riêng.

    – Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm hương thơm và hình dáng cánh hoa của hoa.

    c. – Câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để tả quả nhãn là:

    + Câu văn sử dụng biện pháp so sánh: Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn, hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc.

    + Câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa: Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

    – Tác dụng của những biện pháp đó là:

    + Làm cho câu văn trở nên sinh động, gần gũi với con người.

    + Giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

    d. Những từ ngữ tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em là: sừng sững, nứt nẻ đầy vết sẹo, to xù xì không cân đối, quều quào xòe rộng, con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh, ….

    Câu 2

    Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát.

    Gợi ý:

    – Em muốn tả bộ phận nào của cây? Bộ phận đó có đặc điểm gì nổi bật?

    – Khi tả, em nên sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để đoạn văn thêm sinh động.

    Trả lời:

    Cây bàng gắn bó với tuổi thơ trong những năm tháng đến trường. Bàng là loài cây thân gỗ, thân cây mọc thẳng đứng, hiên ngang giữa khoảng sân trường. Thân cây có vỏ màu nâu đậm, khá to, bằng vòng tay của chúng em. Vỏ cây mang vẻ sần sùi như những vết sẹo dài. Chúng em gọi đó là những vết tích mà sự khắc nghiệt của thời tiết ghi dấu ấn vào nó. Bàng khá cao, vươn mình đón lấy ánh nắng của tiết trời mùa hạ. Vào những ngày thu, vỏ bàng khô khốc, lần lượt xa cây trong niềm tiếc nuối. Ngày đông, thân bàng một mình trơ trọi giữa tiết trời giá rét, chống chọi với cái lạnh giá của thời tiết. Khi xuân về, bàng lại tràn sức sống, bàng đung đưa như mỉm cười vẫy gọi đón xuân sang.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *