Vật lí 10 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Vật lí 10 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Giải Vật lí 10 Bài 22: Biến dạng của vật rắn – Đặc tính của lò xo sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 22 của chương 9: Biến dạng của vật rắn.

Bạn đang đọc: Vật lí 10 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 22 giúp các em hiểu được kiến thức tính chất biến dạng của vật rắn – Đặc tính của lò xo từ đó biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 22 Chương 9 trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 136 sách Chân trời sáng tạo. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Vật lí 10 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

    Giải bài tập Vật lý 10 Bài 22

    Bài tập 1

    Trong các vật sau đây: một viên đất sét, dây cung, cây bút chì vỏ gỗ, li thủy tinh. Những vật nào không có tính chất đàn hồi? Tại sao?

    Gợi ý đáp án

    Các vật không có tính chất đàn hồi: một viên đất sét, cây bút chì vỏ gỗ, li thủy tinh. Vì sau khi bị tác dụng lực làm cho biến dạng, nếu ta ngừng tác dụng tiếp thì các vật này không thể trở lại hình dạng ban đầu.

    Bài tập 2

    Hai vật có cùng khối lượng được treo vào hai lò xo làm bằng hai vật liệu khác nhau có cùng chiều dài tự nhiên giống nhau thì lò xo bị dãn như Hình 22P.1. Lò xo nào có độ cứng lớn hơn? Giải thích.

    Gợi ý đáp án

    Lò xo bên phải có độ cứng lớn hơn. Vì với cùng 1 lực tác dụng, độ biến dạng của lò xo là nhỏ hơn.

    Bài tập 3

    Giải thích tại sao một số giày được thiết kế với một số lò xo rất nhỏ nằm ở dưới đế (Hình 22P.2).

    Gợi ý đáp án

    Lò xo nhỏ nằm dưới đế giày nhằm tăng lực tác dụng lên bàn chân.

    Vì khi chân tác dụng 1 lực xuống đất nhưng có lò xo ở giữa thì lực đàn hồi của lò xo tác dụng ngược trở lại chân ta, giúp ta đi lại tốt hơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *