Văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích. Vì vậy, tài liệu Soạn văn 8: Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, sẽ được Download.vn giới thiệu.
Bạn đang đọc: Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng Kết nối tri thức
Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình chuẩn bị bài cho môn Ngữ văn.
Soạn văn 8: Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 1
Câu 1. Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?
– Đối tượng miêu tả, thể hiện trong văn học trào phúng là sự bất toàn của con người, cuộc sống.
– Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường nhắm tới: những thói xấu (tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt…), tham quan trong xã hội xưa, tình trạng đạo đức gia đình và xã hội xuống cấp nghiêm trọng,
Câu 2. Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.
– Những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích.
– Dấu hiệu nhận biết từng giọng điệu:
- Hài hước: cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
- Mỉa mai – châm biếm: cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…
- Đả kích: thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả, có thể là những ngôn từ mang tính “mắng chửi”, có phần suồng sã, thô mộc.
Câu 3. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?
- Ý kiến cá nhân: hài hước
- Nguyên nhân: Vì giọng điệu này mang lại tiếng cười nhẹ nhàng, nhưng lại tác động lớn đến người đọc về nhận thức.
Câu 4. Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.
– Thơ trào phúng phản ánh chân thực cuộc sống với những cái xấu xa được phơi bày.
– Nhờ có tiếng cười đó, người đọc sẽ rút ra được bài học cho bản thân, tránh khỏi những xấu xa.
Câu 5. Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?
Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: mỉa mai – châm biếm và đả kích.
Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 2
Câu 1. Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?
– Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng: sự bất toàn của con người, cuộc sống.
– Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường nhắm tới:
- những thói xấu (tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt…)
- tham quan trong xã hội xưa
- tình trạng đạo đức gia đình và xã hội xuống cấp nghiêm trọng,
Câu 2. Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.
– Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích.
– Dấu hiệu nhận biết:
- Hài hước: đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
- Mỉa mai – châm biếm: tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…
- Đả kích: thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả, có thể là những ngôn từ mang tính “mắng chửi”, có phần suồng sã, thô mộc.
Câu 3. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?
- Ý kiến cá nhân: mỉa mai, châm biếm
- Nguyên nhân: mang lại tiếng cười, cũng như phê phán những điều xấu xa, giúp con người nhận ra bài học quý giá
Câu 4. Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.
– Thơ trào phúng phản ánh những góc chân thực của cuộc sống, vạch trần những mâu thuẫn trong cuộc sống, sử dụng nhiều thủ pháp trào phúng,…
Câu 5. Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?
Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu mỉa mai – châm biếm và đả kích.