Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bài ca dao Đường lên xứ lạng bao xa (6 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bài ca dao Đường lên xứ lạng bao xa (6 mẫu)

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bài ca dao Đường lên xứ lạng bao xa.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bài ca dao Đường lên xứ lạng bao xa (6 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bài ca dao Đường lên xứ lạng bao xa (6 mẫu)

Đoạn văn cảm nhận bài ca dao “Đường lên xứ lạng bao xa”

Tài liệu bao gồm 6 đoạn văn mẫu vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh lớp 6 khi hoàn thiện bài viết của mình. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.

Đoạn văn cảm nhận bài ca dao Đường lên xứ lạng bao xa

    Đoạn văn cảm nhận bài Đường lên xứ Lạng bao xa – Mẫu 1

    Một trong những bài ca dao viết về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là:

    “Đường lên xứ Lạng bao xa?
    Cách một trái núi với ba quãng đồng.
    Ai ơi đứng lại mà trông:
    Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

    Bài ca dao được bắt đầu bằng một câu hỏi, ngay sau đó là câu trả lời. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường khá xa xôi với trùng điệp núi non rừng thẳm. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Bức tranh sơn thủy hữu tình tựa như một bức tranh khiến mỗi người thêm tự hào về quê hương, đất nước. Chỉ với bốn câu lục bát ngắn gọn, nhưng bài ca dao đã khắc họa ra vẻ đẹp của quê hương. Từ đó, tôi cảm thấy thêm tự hào, yêu mến quê hương, đất nước Việt Nam nhiều hơn.

    Đoạn văn cảm nhận bài Đường lên xứ Lạng bao xa – Mẫu 2

    “Đường lên xứ Lạng bao xa?
    Cách một trái núi với ba quãng đồng.
    Ai ơi đứng lại mà trông:
    Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

    Tác giả dân gian đã mở đầu bằng một câu hỏi, ngay sau đó là câu trả lời. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy được sự xa xôi của con đường đến với mảnh đất xứ Lạng. Không chỉ vậy, tôi còn thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Câu ca dao tiếp theo như một lời mời đầy khéo léo, tế nhị. Hãy cùng đến ngắm nhìn vẻ đẹp những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên giống như một bức tranh sơn thủy trữ tình vậy. Bài ca dao khiến tôi thêm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam.

    Đoạn văn cảm nhận bài Đường lên xứ Lạng bao xa – Mẫu 3

    Đường lên xứ Lạng bao xa?
    Cách một trái núi với ba quãng đồng.
    Ai ơi đứng lại mà trông:
    Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.

    Bài ca dao đã nhắc đến mảnh đất xứ Lạng với những địa danh quen thuộc. Câu hỏi tu từ mở đầu bài viết gợi cho người đọc cảm giác về con đường đến với xứ Lạng chẳng mất bao xa, thật dễ dàng. Nhưng ngẫm lại mới thấy rằng cách “một quả núi với ba quãng đồng” là một chặng đường dài. Và khi đứng lại để quan sát, con người có thể ngắm nhìn được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của miền sơn cước đã vẽ nên những sắc màu tươi tắn cho thiên nhiên Việt Nam. Như vậy, chúng ta càng thêm tự hào, thêm yêu mến thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam ta.

    Đoạn văn cảm nhận bài Đường lên xứ Lạng bao xa – Mẫu 4

    Bài ca dao “Đường lên xứ Lạng đã gợi mở cho tôi nhiều cảm xúc khi đọc:

    “Đường lên xứ Lạng bao xa?
    Cách một trái núi với ba quãng đồng.
    Ai ơi đứng lại mà trông:
    Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

    Câu hỏi tu từ đã gợi mở cảm giác về con đường đến với xứ Lạng chẳng mấy bao xa. Nhưng khi đọc tiếp, chúng ta mới thấy rằng: “một trái núi với ba quãng đồng” quả là một khoảng cách lớn. Vẻ đẹp của núi non hùng vĩ cùng với thiên nhiên tươi đẹp hiện lên đầy sinh động. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Những địa danh nổi bật đã làm nên vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng. Như vậy, bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp của xứ Lạng như một bức tranh khiến sơn thủy để từ đó mỗi người thêm tự hào về quê hương, đất nước của mình.

    Đoạn văn cảm nhận bài Đường lên xứ lạng bao xa – Mẫu 5

    Những câu ca dao đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bài “Đường lên xứ Lạng bao xa” chính là bài ca dao như thế:

    “Đường lên xứ Lạng bao xa?
    Cách một trái núi với ba quãng đồng.
    Ai ơi đứng lại mà trông:
    Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

    Mở đầu bài ca dao là một câu hỏi tu từ, sau đó là câu trả lời đầy dí dỏm. Từ đó, vẻ của quê hương Lạng Sơn đã được khắc họa với những nét đẹp tiêu biểu nhất. Câu hỏi tu từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” lúc đầu cho thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng hề xa xôi. Nhưng đọc đến câu trả lời mới biết rằng quả là có đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm với trùng điệp núi non rừng thẳm. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình tựa như một bức tranh khiến mỗi người thêm tự hào về quê hương, đất nước.

    Đoạn văn cảm nhận bài Đường lên xứ lạng bao xa – Mẫu 6

    “Đường lên xứ Lạng bao xa?
    Cách một trái núi với ba quãng đồng.
    Ai ơi đứng lại mà trông:
    Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

    Bài ca dao đã cho thấy vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng. Với cách mở đầu bằng một câu hỏi tư từ giống như một lời gợi mở. Tưởng chừng như con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế ở câu trả lời sau đó mới thấy hết được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” lại cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Đây đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Từ đây, chúng ta càng thêm yêu vẻ đẹp đẽ của đất nước Việt Nam.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *