Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử mang đến 6 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất giúp các bạn nhanh chóng nắm được nội dung để biết cách phân tích đánh giá nội dung bài thơ hay nhất.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (6 Mẫu)
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ rút trong Tập thơ Điên xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ đã qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, và con người xứ Huế. Bài thơ không chỉ là một bức tranh êm đềm và tươi đẹp của Vĩ Dạ mà còn là bức tranh đẹp của một tấm lòng tha thiết với thiên nhiên và khát khao được sống, được yêu của Hàn Mặc Tử. Vậy dưới đây là 6 dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cảm nhận khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ.
Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), quê tỉnh Quảng Bình, là nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho phong trào Thơ mới 1932 – 1940.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ – Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ là bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Thông qua bài thơ, tác giả muốn bộc lộ khát khao được sống, được yêu và được giao hòa với thiên nhiên.
II. Thân bài
1. Phân tích khổ 1:
– Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vừa là lời mời mọc ân cần, tha thiết, vừa là lời trách cứ nhẹ nhàng ⇒ sự phân thân của tác giả.
– Cảnh vật và con người xứ Huế hiện lên một cách nhẹ nhàng, tinh khiết, đầy sức sống.
Nắng mới lên, hàng cau, vườn xanh như ngọc.
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
– Nghệ thuật cách điệu hóa tạo nên hình ảnh của thôn Vĩ và con người xứ Huế thật dịu dàng, phúc hậu ⇒ cảnh đẹp, người đôn hậu.
2. Phân tích khổ 2:
- Miêu tả cảnh: gió, mây, dòng nước, hoa bắp lay ⇒ cảnh vật chia lìa
- Không gian mờ ảo đầy hình ảnh của trăng: bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng.
- Tâm trạng khắc khoải, đợi chờ của nhân vật trữ tình.
3. Phân tích khổ 3:
- Sự ảo mộng của cảnh và người
- Câu hỏi tu từ: là lời nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” ⇒ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao được sống, được yêu.
III. Kết bài
– Nội dung:
- Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ êm đềm, thơ mộng
- Bức tranh tâm cảnh của nhân vật trữ tình.
– Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ,…
- Hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo
- Kết hợp giữa bút pháp thơ tả thực và lãng mạn, tượng trưng.
Xem thêm: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.
– Bài thơ được rút ra từ tập Thơ Điên.
– Nội dung: Bài thơ là tình cảm hồi đáp mà Hàn Mặc Tử gửi cho Hoàng Thị Kim Cúc khi Hoàng Thị Kim Cúc gửi thư chúc ông chóng lành bệnh kèm một bức tranh phong cảnh.
– Bài thơ là sự đan xen hòa quyện giữa cảnh và tình nơi xứ Huế mộng mơ, nhẹ nhàng.
II. Thân bài:
1. Khổ 1: Cảnh thiên nhiên xứ Huế
Câu 1:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Câu thơ là dấu chấm hỏi lửng, thể hiện nỗi lòng nhớ thương, băn khoăn
– Đó là lời mời thân thiện, gắn bó
– Là lời trách móc, giận hờn khéo léo, thiết tha
– Thể hiện thời gian đã lâu rồi tác giả chưa ghé thăm thôn Vỹ.
Câu 2,3:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt qua xanh như ngọc
– Cảnh vật thiên nhiên hiện lên thật đẹp, căng tràn sức sống, tươi xanh
– Cảnh vật mang trong mình vẻ đẹp thanh tao, dịu nhẹ
– Tạo cho người đọc một cảm giác sảng khoái, êm đềm, du dương, bay bổng
Câu 4:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
– Hai hình dạng đối lập: vuông vức mặt chữ điền với dáng vẻ manh mai, thanh tao của lá trúc
– Thể hiện duyên dáng, nhịp nhàng, e thẹn của những cô gái xinh xắn, tài sắc, phúc hậu của người con gái thôn quê.
2. Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng
– Vẻ đẹp của tạo hóa hiện lên với 2 màu sắc đan xen: cảnh đẹp nhưng lại buồn, mang dáng dấp sự chia lìa, lẻ loi: gió theo lối gió, mây đường mây.
– Cuộc chia lìa ấy ghi vào lòng sông những cung bậc thê lương: dòng nước buồn thiu; hoa bắp lay lắt, nổi trôi
– Cảnh vật chỉ là bức màn biểu hiện cho lòng người “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh thật đẹp còn người lại chẳng thể về để thưởng thức thì cảnh liệu rằng còn đẹp nữa hay chăng. Vỹ Dạ nhớ anh, lòng em cũng nhớ anh, mong anh.
Câu 3.4:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử. Trăng là nơi để con người ta gửi gắm tình cảm, chút tâm tư sâu lắng. Thế nhưng o đây lại là “bến sông trăng”. Đây vừa là hình ảnh tả thực- ánh trăng chiếu xuống mặt nước, lan tỏa trên mặt nước vừa là hình ảnh biểu trưng- sự vô định( thuyền ai), mênh mông dạt dào. Nỗi niềm tâm tư của tác giả như lan tỏa, thấm sâu, rộng lớn vô ngàn. Trong người lúc này là sự rưng rưng, xót xa, man mác đến nhói lòng.
– Mở rộng: Đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong “Thi nhân Việt Nam” : “Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.
3. Khổ 3: Mộng ảo của tâm hồn thi nhân
– Khổ thơ là lời bộc bạch trần tình tả thực về bệnh tình của tác giả: bệnh tình của người khiến hạn chế về thị giác: nhìn không ra, mờ nhân ảnh. Từ đó, khiến cho con người rơi vào cô đơn; ngậm ngùi.
– Thể hiện những mộng tưởng đơn giản: mở khách đường xa khách đường xa, tác giả mong mình có thể được đến thôn để Vỹ thưởng thức cảnh và gặp người thôn Vĩ, để đáp lại tình cảm trân quý từ người bạn của mình.
– Áo em trắng quá nhìn không ra:
+ Hình ảnh người phụ nữ thướt tha uyển chuyển trong tà áo dài xứ Huế.
+ Ánh mắt anh do sự ảnh hưởng sức khỏe đã không thể chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của em nhưng vẫn cảm nhận được hình bóng và dáng vẻ dịu dàng của em
- Ở đây sương khói mở nhân ảnh: Quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sinh sống. Với tác giả mọi thứ giờ đây chỉ là ảo ảnh, mơ hồ, không hiện diện được rõ nét nữa.
- Ai biết tình ai có đậm đà: Dù trong bệnh tật đau đớn, khó khăn, cô đơn nhưng trái tim tác giả vẫn đong đầy yêu thương: đó là tình yêu quê hương đất nước, xứ xở và tình cảm mãnh liệt gửi gắm đến em.
- Tình cảm ấy lúc nào cũng dạt dào, đậm đà, say mê.
III. Kết bài
– Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả
– Tình yêu mãnh liệt, nồng nàn dành cho người bạn Hoàng Thị Kim Cúc
Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
- Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gửi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.
- Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gửi gắm tình yêu quê hương xứ sở.
III. Thân bài: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
1. Phân tích khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.
– Bức tranh được hiện lên qua lời mời trong đó hàm chứa sự trách móc mà thân thiết:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
– Cảnh vật hiện lên qua vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng của màu xanh như ngọc của ánh sáng tinh khôi buổi ban mai.
– Cuối cùng là nét chấm phá độc đáo tương phản giữa cái vuông vức của khuôn mặt chữ điền với chiếc lá trúc che ngang, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương vốn dĩ ở thôn quê.
2. Phân tích khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.
– Cảnh đẹp và thơ mộng, nhưng lay lắt buồn bã trong cảm giác chia lìa bằng hình thức thơ độc đáo: Gió theo lối gió / mây đường mây. Dòng sông như tấm gương ghi nhận hình ảnh chia lìa đó, nên buồn thiu, hoa bắp cúng lay lắt buồn thiu, chia sẻ với tâm trạng nhà thơ.
– Trăng chiếm một dung lượng khá lớn trong thơ Hàn Mặc Tử và ánh trăng thật kì lạ, khác thường. Ta từng gặp trong thơ của ông, hình ảnh:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
(Bẽn lẽn)
– Câu phiếm định: “thuyền ai?”, rồi lại “bến sông trăng”. Quả thật, đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong “Thi nhân Việt Nam”: “Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.
3. Phân tích khổ cuối: Cảnh vật, con người đều chìm sâu vào mộng ảo.
– Cõi lòng nhà thơ dường như chìm vào mộng tưởng (mơ khách đường xa). Bệnh tật cũng đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái buồn đau ảo giác (nhìn không ra, mờ nhân ảnh). Bởi vậy, con người cảnh vật tất cả đều nhòa mờ trong cô đơn, ngậm ngùi.
Trong cô đơn, ngậm ngùi, trong mộng ảo đau thương, nhưng lòng nhà thơ vẫn cứ âm thầm muốn gửi đến con người, cuộc đời một thông điệp, nó như lời trần tình tội nghiệp:
Ai biết tình ai có đậm đà?
– Ta chưa thể quyết rằng câu thơ ấy thể hiện tình yêu nước của Hàn Mặc Tử đến mức nào. Thế nhưng, chắc chắn rằng Hàn Mặc Tử rất yêu cuộc đời, rất yêu quê hương xứ sở. Ta cũng không ngờ trong tập Thơ Điên lại có những vần thơ đậm đà, chan chứa tình quê đến thế.
III. Kết bài
- Hàn Mặc Tử đã ra đi khi hãy còn quá trẻ. Thế nhưng dấu ấn thơ Hàn Mặc Tử là dấu ấn của trái tim nồng nàn, cuồng say, khát khao yêu và sống.
- Hàn Mặc Tử trong đời thơ của mình đã để lại cho đời những tác phẩm thơ mà ta không dễ gì hiểu được vì sự kì dị và tính siêu thực của nó. Thế nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vừa siêu thực lại vừa gần gũi thông qua bức tranh cảnh vật, con người xứ Huế.
- Hàn Mặc Tử không sinh ra ở Huế. Thi nhân đến rồi lại đi, mang theo một bóng hình, một kỉ niệm đẹp khó phôi pha.
- Cũng như các bài thơ trữ tình khác, mạch cảm xúc bao giờ cũng thuộc về chủ thể trữ tình. Riêng Hàn Mặc Tử, mầm li biệt dường như là một ám ảnh khôn nguôi trong thơ ông. Phải chăng vì căn bệnh ngặt nghèo nên tất cả như phân chia thành hai vùng sáng – tối, đôi mảnh tâm trạng nhưng đều đựng sự chi phối của một dự cảm, một thực tiễn mất mát – chia lìa. Có lẽ “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng không phải là ngoại lệ?
Dàn ý bài Đây thôn Vĩ Dạ
I. Mở bài
Hàn Mặc Tử là nhà thơ có dấu ấn cái tôi khác biệt trong phong trào Thơ mới. Điển hình bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, con người ông được bộc lộ một cách rõ nét nhất.
II. Thân bài
– Hàn Mặc Tử là con người yêu thiên nhiên, cuộc sống
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vừa là câu hỏi, vừa là lời chào mời. Lời thơ nhẹ nhàng gợi nhắc đến bóng dáng xưa cũ, ở đó có người con gái Huế ông thương.
- Bao nhiêu kỉ niệm ùa về với cảnh sắc thiên nhiên trữ tình.
- “Nắng mới lên” là nắng mới, không quá gay gắt, ánh nắng nhẹ nhàng khiến mọi người đều cảm thấy dễ chịu.
- Ấn tượng nhất là hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Chữ “điền” ở đây có thể chỉ hình ảnh cánh cửa sổ ngôi nhà hay cũng chính là hình ảnh thấp thoáng của người con gái có gương mặt phúc hậu xứ Huế.
=> Dù không được trở lại thăm thôn Vĩ Dạ nhưng mọi hình ảnh nơi đây vẫn được nhà thơ Hàn Mặc Tử lưu giữ với niềm mến thương khôn xiết. Thôn Vĩ với ông là một niềm ước vọng lớn nhưng cũng đầy nên thơ và trữ tình.
– Hàn Mặc Tử là con người cô đơn
- Khổ 2 của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là tâm trạng đầy đau buồn, nhớ nhung của nhà thơ Hàn Mặc Tử: “Gió theo lối gió, mây đường mây … Có chở trăng về kịp tối nay”
- Sử dụng biện pháp nhân hóa, dòng nước dường như cũng buồn thay cho tâm trạng của tác giả. Nhịp thơ 4/3 ngăn cách; không gian trong bài thơ cũng trở nên sâu lắng hơn.
- “Gió theo lối gió, mây đường mây”, mọi thứ chia đôi ngả, gần mà xa xôi cách trở như chính câu chuyện của tác giả vậy.
- “Thuyền ai” gợi cảm giác vừa quen, vừa lạ.
=> Hàn Mặc Tử như đã nhuộm màu tâm trạng cho khổ thơ, ở đó ông cũng khát khao được yêu, được chiếm lấy tình yêu nhưng không còn đủ thời gian nữa.
– Hàn Mặc Tử – con người đầy trăn trở, day dứt
– Khổ 3 cũng là khổ cuối của bài thơ là tâm tình của tác giả với người con gái Huế: “Mơ khách đường xa, khách đường xa … Ai biết tình ai có đậm đà”.
– Con người, cảnh vật giờ đây đang dần mờ nhạt và biến mất. “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, mọi vật như đang được đan xen vào nhau, thật khó để phân biệt rạch ròi.
-“Ai biết tình ai có đậm đà”, tác giả hoài niệm rồi lại bâng khuâng, hụt hẫng.
=> Hàn Mặc Tử trở về hiện tại, ông cảm nhận rõ hơn về sự xa xôi, hư ảo của hạnh phúc rồi lại tự mình thở dài, nhớ mong.
III. Kết bài
Hàn Mặc Tử là con người đầy ước vọng và đau buồn. Thơ ông khiến người đọc cảm thấy day dứt, ám ảnh một nỗi buồn không thể viết thành tên.
Dàn ý phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
“Đây thôn Vĩ Đã” là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc – cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:
a. Tác giả:
- Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.
- Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình.
- Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.
- Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.
- Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.
- Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.
- Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.
b. Tác phẩm:
- In trong tập “Thơ điên”, sau đổi tên thành “Đau thương”.
- Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh.
- Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc – một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.
2. Phân tích tác phẩm:
a. Khổ 1:
- Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.
- Hai chữ “không về” là một uẩn khúc bởi “không về” chứ không phải “chưa về” vì “chưa về” còn mở ra cơ hội còn “không về” là khao khát nhưng không về được.
- chữ “anh” trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.
- Cụm từ “nắng hàng cau” gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. “Nắng mới lên” một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ “nắng” đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.
- Từ “mướt” là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ “nắng” thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ “mướt quá” đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.
- Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, “lá trúc che ngang mặt chữ điền” gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.
- Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.
b. Khổ 2:
- Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.
- Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.
- Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.
- Câu hỏi tu từ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”: cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là “thuyền ai” gợi sự mơ hồ, xa cách.
- Hình ảnh “bến sông trăng” như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.
- Câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?” vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.
c. Khổ 3:
- Các từ “sương khói”, “đường xa” gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.
- Đầu tiên nhà thơ nói “khách đường xa” – con người có thật nhưng xa xôi rồi đến “em” – “áo trắng”: hư-thực và chập chờn, cuối cùng là “nhân ảnh”- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.
- Câu hỏi tu từ kết thúc bài “Ai biết tình ai có đậm đà?” đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ “ai” được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: “ai” ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. “Tình ai” có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.
Xem thêm: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Dàn ý phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11
I. Mở bài
Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gửi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.
Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gửi gắm tình yêu quê hương xứ sở.
II. Phân tích
1. Khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.
– Bức tranh được hiện lên qua lời mời trong đó hàm chứa sự trách móc mà thân thiết:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
– Cảnh vật hiện lên qua vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng của màu xanh như ngọc của ánh sáng tinh khôi buổi ban mai.
– Cuối cùng là nét chấm phá độc đáo tương phản giữa cái vuông vức của khuôn mặt chữ điền với chiếc lá trúc che ngang, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương vốn dĩ ở thôn quê.
2. Khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.
– Cảnh đẹp và thơ mộng, nhưng lay lắt buồn bã trong cảm giác chia lìa bằng hình thức thơ độc đáo: Gió theo lối gió / mây đường mây. Dòng sông như tấm gương ghi nhận hình ảnh chia lìa đó, nên buồn thiu, hoa bắp cúng lay lắt buồn thiu, chia sẻ với tâm trạng nhà thơ.
– Trăng chiếm một dung lượng khá lớn trong thơ Hàn Mặc Tử và ánh trăng thật kì lạ, khác thường. Ta từng gặp trong thơ của ông, hình ảnh:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
(Bẽn lẽn)
– Câu phiếm định: “thuyền ai?”, rồi lại “bến sông trăng”. Quả thật, đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong “Thi nhân Việt Nam” : “Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.
3. Khổ cuối: Cảnh vật,con người đều chìm sâu vào mộng ảo.
– Cõi lòng nhà thơ dường như chìm vào mộng tưởng (mơ khách đường xa). Bệnh tật cũng đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái buồn đau ảo giác (nhìn không ra, mờ nhân ảnh). Bởi vậy, con người cảnh vật tất cả đều nhòa mờ trong cô đơn, ngậm ngùi.
Trong cô đơn, ngậm ngùi, trong mộng ảo đau thương, nhưng lòng nhà tha vẫn cứ âm thầm muốn gửi đến con người, cuộc đời một thông điệp, nó như lời trần tình tội nghiệp:
Ai biết tình ai có đậm đà?
– Ta chưa thể quyết rằng câu thơ ấy thể hiện tình yêu nước của Hàn Mặc Tử đến mức nào. Thế nhưng, chắc chắn rằng Hàn Mặc Tử rất yêu cuộc đời, rất yêu quê hương xứ sở. Ta cũng không ngờ trong tập Thơ Điên lại có những vần thơ đậm đà, chan chứa tình quê đến thế.
III. Kết bài
- Hàn Mặc Tử đã ra đi khi hãy còn quá trẻ. Thế nhưng dâu ấn thơ Hàn Mặc Tử là dấu ấn của trái tim nồng nàn, cuồng say, khát khao yêu và sống.
- Hàn Mặc Tử trong đời thơ của mình đã để lại cho đời những tác phẩm thơ mà ta không dễ gì hiểu được vì sự kì dị và tính siêu thực của nó. Thế nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vừa siêu thực lại vừa gần gũi thông qua bức tranh cảnh vật, con người xứ Huế.
Xem thêm: Phân tích khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ