Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Cánh diều.

Bạn đang đọc: Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước mang đến 2 câu trả lời hay chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách giới thiệu về di tích danh lam thắng cảnh của nước ta cho mọi người cùng biết. Đồng thời nhanh chóng trả lời câu hỏi hoạt động 1 bài Bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh trang 46 HĐTN lớp 7 Cánh diều.

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước

    Giới thiệu về di tích lịch sử Đền Ngọc Sơn

    Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỉ 19, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ vua Trần Hưng Đạo. Trải qua rất nhiều lần bị phá bỏ và qua rất nhiều người thì cuối cùng vào năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền. Ông cho xây them đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi ra đảo Ngọc gọi là Cầu Thê Húc, bên trái có Đài Nghiêng và phía đông có Tháp Bút – tượng trưng cho nền văn vật. Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có nhiều câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Mái đình có hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Sự kết hợp giữa bốn cột trong bằng gỗ và bốn cột ngoài bằng đá tạo nên sự tôn nghiêm và nét riêng cho di tích lịch sử này. Người dân thủ đô thường đến để đây dâng hương cầu nguyện. Những du khách khi có dịp ghé qua cũng đều vào thắp hương tưởng nhớ các thánh nhân và cầu an.

    Giới thiệu về di tích lịch sử chùa Một Cột

    Tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Một Cột từ lâu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa này được xây dựng dựa trên “giấc mộng Quan Âm” của vua Lý Thái Tổ. Chùa Một Cột là quần thể kiến trúc bao gồm ngôi chùa và tòa đài giữa hồ. Ngoài cái tên “Chùa Một Cột”, ngôi chùa còn được biết đến bởi những cái tên khác như Liên Hoa Đài, Diên Hựu Tự hay chùa Mật. Không chỉ là một điểm đến tâm linh, chùa Một Cột là biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội. Năm 2012, di tích lịch sử ở Hà Nội này đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”. Chùa được tạo hình giống như một đóa hoa sen nở trên mặt nước – loài hoa tượng trưng cho sự tinh khiết và cao quý của Phật pháp. Vì vậy dân gian vẫn gọi chùa Một Cột là Liên Hoa Đài.Toàn bộ không gian chùa đều được đặt trên một trụ đá dưới hồ Linh Chiểu. Trên thực tế trụ gồm 2 khối đá nhưng được gắn kết khéo léo như một tạo nên sự độc đáo cho kiến trúc chùa. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý.Mái chùa lợp ngói cổ, được thiết kế khéo léo hình đao cong có đắp hình rồng chầu mặt nguyệt – còn gọi là “Lưỡng long chầu nguyệt” với nét hoa văn cực kì tinh xảo. Trong kiến trúc đền chùa từ xưa đến nay, rồng là một biểu tượng không thể thiếu.Đây là hình tượng thể hiện sự quyền uy thần thánh và mang đậm những giá trị nhân văn, phản ánh ước vọng và trí tuệ của con người. Người dân ở đây cũng như du khách trong và ngoài nước khi có dịp ghé qua cũng đều vào thắp hương tưởng nhớ đấng linh thiêng và cầu bình an, hạnh phúc.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *