Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non 2022 giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện báo cáo tổng kết, thống kê lại kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp Mầm non.
Bạn đang đọc: Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non 2022
Mẫu báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống năm 2022 cần nêu rõ công tác chỉ đạo, kết quả triển khai, những đánh giá nhận xét và đưa ra giải pháp trong thời gian tới ra sao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết:
Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non
PHÒNG GD&ĐT ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. |
….…….., ngày…tháng…năm… |
BÁO CÁO
Tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của trường mầm non …… năm học ……..
Căn cứ công văn số …………. ngày ………….., của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường năm học ………..;
Trường Mầm non ………… báo cáo tình hình triển khai thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ năm học …………. như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học và triển khai tới 100% toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên. Một trong những nội dung quan trọng của nhiệm vụ năm học là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Chỉ đạo tới các giáo viên tuyên truyền tới 100% các bậc phụ huynh tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. (Tuyên truyền qua họp phụ huynh, qua góc tuyên truyền, ……)
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong nhà trường. Triển khai cụ thể đến 100% giáo viên.
Chỉ đạo tới các tổ khối chuyên môn, xây dựng mục tiêu, nội dung trong đó có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Các tổ khối xây dựng các nội dung dạy kỹ năng theo tuần theo tháng của từng độ tuổi.
Cử giáo viên, nhân viên tham gia tập huấn các hoạt động kiến tập kỹ năng sống do phòng tổ chức.
Xây dựng các tiết kiến tập có nội dung giáo dục kĩ năng sống cho tất cả giáo viên tham dự.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả triển khai sự chuyển biến công tác giáo dục kỹ năng sống của nhà trường.
Nhà trường thực hiện đảm bảo đủ nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo kế hoạch của năm học của nhà trường. Giáo viên nhiệt tình, tỉ mỉ dạy trẻ trong các hoạt động. Ngoài ra nhà trường cử thêm nhân viên y tế phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để hướng dẫn thực hiện các thao tác tự phục vụ cho các lớp để phù hợp với độ tuổi.
Chất lượng hoạt động sau khi được giáo dục kỹ năng đa số trẻ của các lớp đã có kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt, đặc biệt là tác phong nhanh nhẹn, nề nếp gọn gàng, ngăn nắp, có kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cũng được tốt hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa đạt được mức độ yêu cầu tối thiểu là do một phần nhận thức tiếp thu còn hạn chế, một số em do sức khỏe chưa đảm bảo (sau khi ốm tham gia không đều đặn).
2. Sự phối hợp giữa nhà trường với địa phương, gia đình và các tổ chức khác trong công tác giáo dục kỹ năng sống.
Nhà trường đã xây dựng nội dung tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, các hình thức đa dạng phong phú, qua bảng tin, góc tuyên truyền của nhóm lớp, họp phụ huynh. phối hợp chặt chẽ với địa phương, cha mẹ trẻ cùng tham gia vào quá trình giáo dục trẻ
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả nổi bật
Từ những sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp nhà trường đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản như:
* Kết quả trên trẻ:
100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin,
* Giáo dục kĩ năng có thói quen chăm sóc vệ sinh cá nhân:
Biết tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi vệ sinh và khi tay bẩn Biết rửa mặt, đánh răng, biết tự thay quần áo khi đã bẩn, ướt. Biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết, giới tính. Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. Biết giữ cho đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.
* Giáo dục kĩ năng nhận thức về bản thân:
100% trẻ 4- 5 tuổi biết và nói được những thông tin cơ bản về cá nhân và gia đình: Nói được họ tên của bản thân, bố, mẹ và các thành viên trong gia đình, địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ, biết mình là trai hay gái, nói được khả năng sở thích của bản thân
* Giáo dục kĩ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng:
- Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe trẻ.
- Biết được ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín uống sôi để khỏe mạnh.
* Kĩ năng giữ an toàn cá nhân:
- Biết bàn là, bếp điện, lò than, phích nước nóng, ổ điện… là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần
- Biết thực hiện những qui định ở trường, nơi công cộng về an toàn như sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi, đi bộ trên vỉa hè, khi sang đường phải có người lớn dắt, không leo trèo cây, ban công, tường rào, không đi theo người lạ, kỹ năng khi bị bắt cóc…
* Kĩ năng tự tin và tự trọng:
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát không sợ sệt, e ngại
* Kĩ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc:
- Biết bộc lộ cảm xúc vui buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ…
- Biết an ủi hoặc chia vui với người thân bạn bè
* Kĩ năng hợp tác với người khác:
- Trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn, của người khác
- Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khac
* Kĩ năng giao tiếp:
- 100% Biết chào hỏi lễ phép với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi
- Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết
- Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn
- Biết lắng nghe và tôn trọng sở thích của bạn bè và người thân
- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp
- Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện thảo luận, không nói leo, không ngắt lời người khác khi nói chuyện
- Biết sử dụng một số từ chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Không nói tục chửi bậy
* Kĩ năng nhận thức về môi trường:
- Nhận biết và thực hiện được một số qui định ở lớp, gia đình và nơi công cộng, không làm ồn nơi công cộng,
- Biết những nghề nghiệp phổ biến nơi trẻ sống và nơi làm việc của bố mẹ
- Nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa trong năm, phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời.
- Biết một số đặc điểm tính chất của nước, ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối, biết được không khí, các nguồn sáng và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống con người, con vật và cây cối.
* Kĩ năng sáng tạo, nhận thức về nghệ thuật:
- Thể hiện cảm xúc theo nội dung, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc
- Thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sản phẩm tạo hình,
- Biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát
- Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết một cách hợp lý
2. Hạn chế:
- Còn một số giáo viên chưa chủ động linh hoạt, sáng tạo trong tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy. Kỹ năng lên lớp chưa cuốn hút.
- Hình thức tổ chức chưa phong phú, linh hoạt.
- Một số phụ huynh học sinh còn chưa coi trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
3. Nguyên nhân:
- Một số phụ huynh còn chiều con, làm hộ con nên chưa phối kết hợp với giáo viên cùng rèn kỹ năng cho trẻ
- Thời gian cho các hoạt động rèn kỹ năng ngắn, số trẻ trên lớp thì đông,
- Hình thức tổ chức chưa phong phú, linh hoạt.
- Chưa có giáo viên tập huấn chuyên sâu về kỹ năng sống trong giáo dục kỹ năng trẻ.
IV. Giải pháp triển khai giáo dục kỹ năng sống trong thời gian tới.
1. Phương hướng:
- Tiếp tục chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
- Tham gia và tổ chức bồi dưỡng cho 100% CB- GV về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện chuyên đề, tập trung đi sâu vào các giờ thực hành và bồi dưỡng thêm cho giáo viên còn hạn chế khi tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
- Kiểm tra dự giờ thường xuyên đột xuất các hoạt động
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động.
- Phát động phong trào tự làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống, viết bài tuyên truyền về những hoạt động rèn kỹ năng.
2. Giải pháp:
- Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống.
- Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ.
- Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống.
- Tích cực tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình.
- Đề ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản.
- Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
- Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với địa phương:
- Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo xã, địa phương, tiếp tục tuyên truyền, phát huy vai trò trách nhiệm của các gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục những kỹ năng cho trẻ.
- Tiếp tục ủng hộ đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Đối với Phòng GD&ĐT:
- Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề kỹ năng sống (kỹ năng tự phục vụ) để tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa.
Trên đây là báo cáo về tình hình triển khai thực hiện rèn kỹ năng sống cho trẻ năm học …………… của trường Mầm non …………../.
Nơi nhận: – PGD&ĐT …….. (để b/c); – Lưu VP./. |
HIỆU TRƯỞNG |
BÁO CÁO SỐ LIỆU
Tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống của
Trường Mầm non …………..
I- Thống kê các số liệu
TT | Nội dung | Tham gia | Không Tham gia | Ghi chú |
1 | Tổng số lớp. | 15 | 0 | |
2 | Số lớp tham gia dạy và học KNS | 15 | 0 | |
3 | Số HS được giáo dục KNS. | 445 | 0 | |
4 | Số HS tham gia học KNS ngoài giờ chính khóa. | 0 | ||
5 | Số giáo viên nhà trường tham gia dạy KNS. | 41 | 0 | |
6 | Số chuyên gia, giáo viên ngoài nhà trường dạy KNS. | 0 | ||
7 | Số lớp có liên kết với các đơn vị ngoài nhà trường tham gia dạy KNS. | 0 | ||
8 | Số lớp triển khai hình thức giáo dục KNS thông qua tích hợp, lồng ghép các môn học. | 15 | ||
9 | Số lớp triển khai hình thức giáo dục KNS qua môn học ngoài giờ chính khóa. | 0 | ||
10 | Số lớp triển khai hình thức giáo dục KNS qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. | 15 | ||
11 | Số lớp tổ chức bồi dưỡng tập huấn giáo viên dạy KNS. | 15 | ||
12 | Số câu lạc bộ sở thích, tài năng của học sinh do các nhà trường thành lập, quản lý | 0 | ||
13 | Các hình thức khác | 0 |
II. Thống kê các giáo trình, tài liệu KNS đang sử dụng: (Liệt kê theo thứ tự: tên tài liệu; tác giả; NXB; năm xuất bản)
1. Phương pháp giáo dục giá trị kĩ năng sống, tác giả: Nguyễn Công Khanh, NXB Đại học sư phạm, năm xuất bản.
2. Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, tác giả: Nguyễn Thanh Bình, NXB Đại học sư phạm.
III. Thống kê danh sách các câu lạc bộ sở thích, tài năng của học sinh: Không
IV. Các chuyên đề giáo dục KNS cho học sinh
1. Chuyên đề kĩ năng có thói quen chăm sóc vệ sinh cá nhân
2. Chuyên đề kĩ năng nhận thức về bản thân
3. Chuyên đề Kĩ năng giữ an toàn cá nhân …