Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích cảnh ra khơi trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận gồm 2 dàn ý chi tiết, hay nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn phân tích cảnh ra khơi thật hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích cảnh ra khơi trong Đoàn thuyền đánh cá
Với đôi mắt quan sát, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm, nhà thơ Huy Cận đã vẽ lên trước mắt chúng ta một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt kiến thức Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.
Lập dàn ý phân tích cảnh ra khơi trong Đoàn thuyền đánh cá
Dàn ý phân tích cảnh ra khơi trong Đoàn thuyền đánh cá
I. Mở bài:
- Giới thiệu về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và bức tranh ra khơi của đoàn thuyền
II. Thân bài:
– Thời gian: chiều tối
– Không gian: biển rộng bao la
– Cảnh vật:
- Mặt trời xuống biển
- Sóng cài then
- Đêm buông xuống
=> Cảnh vật dường như đang bước vào trạng thái nghỉ ngơi, đóng cảnh cửa ngôi nhà lớn để chìm vào giấc ngủ
– Con người:
- Đoàn thuyền: sự đoàn kết, gắn bó, đi cùng nhau, không le lói, đơn độc
- “lại”: hoạt động ra khơi diễn ra thường xuyên, hàng ngày; sự chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng, chủ động.
- Buông những câu hát tràn đầy hy vọng, góp gió cho cánh buồm căng vượt sóng.
- Câu hát ngọt ngào mời gọi cá tôm đến dệt lưới, dệt ánh sáng huy hoàng, đẹp đẽ → mong ước một chuyến đi bội thu.
=> Cảnh ra khơi đầy hứng khởi, lạc quan và tự tin. Người lao động đang làm chủ cuộc sống của mình, phát triển để dựng xây cuộc sống mới.
III. Kết bài:
- Chỉ với trọn vẹn 8 câu thơ đầu bài nhưng bằng cảm xúc chân thành, ngôn từ đã diết mà bình dị, giọng điệu khoẻ khoắn, tươi vui, tác giả đã khắc hoạ được cảnh dân chài ra khơi đầy hứng khởi, mang niềm vui và sự tin yêu dạt dào.
Lập dàn ý phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
1. Mở bài:
- Quảng Ninh là một vùng biển đẹp của đất nước ta, nó vinh dự được xếp vào một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của Thế Giới.
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ Huy Cận viết về vùng đất Quảng Ninh năm 1958 là một bài thơ hay viết về cảnh lao động trên biển.
- Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, ông có nhiều tác phẩm hay để lại cho nền thi ca Việt Nam.
2. Thân bài
- Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống.
- Mặt trời xuất hiện trong bài thơ rất nhiều lần nó như người bạn đồng hành cùng những ngư dân trên biển.
- Mặt trời mọc, mặt trời lặn, mặt trời thật sự tỏa sáng giống như những con người hăng say làm việc đang tỏa sáng.
- Những con người thời bình tuy không phải ra chiến trường đánh giặc nhưng trên mặt trận lao động sản xuất họ cũng gặp nhiều khó khăn, những thiên tai, bão lũ trên biển hàng năm cướp đi rất nhiều sinh mạng con người.
- Nhưng những ngư dân không thể sống thiếu biển, cuộc sống của họ gắn liền với biển, nên lần nào ra đi họ cũng vui vẻ không hề hoảng sợ.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi.
- Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong cách viết của nhà thơ Huy Cận đã làm cho những câu thơ sinh động hơn, khéo léo và nhiều sức gợi tả trong lòng người đọc
- Tinh thần yêu đời, niềm tin vào cuộc sống luôn xuyên suốt bài thơ. Tác giả muốn qua những người ngư dân hăng say lao động để nói lên tinh thần yêu nước cống hiến sức mình cho tổ quốc
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.