Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất Halogen

Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất Halogen

Giải Hóa 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Cánh diều trang 101→107.

Bạn đang đọc: Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất Halogen

Hóa 10 bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 17 trang 101→107 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất Halogen

    Giải bài tập Hóa 10 Bài 17 trang 107

    Bài 1

    Hãy viết phương trình hóa học để chứng minh chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn bromine

    Gợi ý đáp án

    Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

    => Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với NaBr tạo thành halogen có tính oxi hóa yếu hơn là Br2

    => Chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn bromine

    Bài 2

    Trong công nghiệp, dung dịch sodium chlorine được đem điện phân để có phản ứng theo phương trình hóa học sau:

    NaCl (aq) + H2O (l) → A (aq) + X (g) + Y (g) (*)

    Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến.

    Từ phản ứng kết hợp giữa X và Y sẽ sản xuất được hydrogen chlorine

    a) Hãy cho biết công thức hóa học của A, X, Y

    b) Hoàn thành phương trình hóa học (*)

    Gợi ý đáp án

    – Chất tẩy rửa phổ biến là nước Javel gồm có NaCl và NaClO

    => Hai chất tác dụng với nhau để tạo thành nước Javel là: NaOH và Cl2

    – Vì A ở dạng dung dịch, Y ở dạng khí

    => A là dung dịch NaOH, Y là khí Cl2

    – Để sản xuất được hydrogen chloride cần: Cl2 và H2

    – Mà Y là khí Cl2

    => X là khí H2

    a) Công thức hóa học của A, X, Y lần lượt là: NaOH, H2, Cl2

    b) Phương trình hóa học

    2NaCl (aq) + 2H2O (l) → 2NaOH (aq) + H2 (g) + Cl2 (g) (*)

    Bài 3

    . Astatine là nguyên tố phóng xạ, được xếp dưới nguyên tố iodine trong nhóm VIIA. Thực tế, các nhà khoa học chỉ thu được đồng vị bền của astatine từ quá trình nghiên cứu về phóng xạ, đồng thời nó chỉ tồn tại khoảng 8 giờ

    Dựa vào xu hướng biến đổi một số tính chất của nhóm halogen, hãy dự đoán:

    a) Tính oxi hóa của nguyên tử astatine mạnh hơn hay yếu hơn so với nguyên tử iodine?

    b) Đơn chất astatine có màu đậm hơn hay nhạt hơn so với đơn chất iodine?

    Gợi ý đáp án

    a) Trong nhóm halogen, đi từ F đến I có độ âm điện giảm dần

    => Tính oxi hóa giảm dần

    => Tính oxi hóa của nguyên tử astatine yếu hơn so với nguyên tử iodine

    b) Trong nhóm halogen, đi từ F đến I có màu sắc của các đơn chất đậm dần

    => Đơn chất astatine có màu đậm hơn so với đơn chất iodine

    Bài 4

    Tra cứu các giá trị năng lượng liên kết ở phụ lục 2

    a) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn ∆rH0298 của 2 phản ứng dưới đây:

    F2(g) + H2(g) → 2HF (g)

    O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g)

    b) Ở hai phản ứng trên, fluorine và oxygen đều đóng vai trò là chất oxi hóa. Dựa vào giá trị ∆rH0298, cho biết phản ứng oxi hóa – khử nào thuận lợi hơn

    Gợi ý đáp án

    a)

    – Xét phản ứng: F2(g) + H2(g) → 2HF (g)

    + Ta có: ∆rH0298 = Eb(F2) + Eb(H2) – 2xEb(HF) = 159 + 436 – 2×565 = -535 (kJ/mol)

    – Xét phản ứng: O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g)

    + Ta có: ∆rH0298 = Eb(O2) + 2xEb(H2) – 2x2xEb(OH) = 142 + 2×436 – 2x2x464 = -842 (kJ/mol)

    b)

    Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng (2) âm hơn giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng (1)

    => Phản ứng oxi hóa – khử (2) diễn ra thuận lợi hơn

    Bài 5

    Gợi ý đáp án

    a) Chlorine có mùi xốc, nên khi sử dụng nước sinh có chlorine, chúng ta sẽ ngửi thấy mùi của nước chlorine

    b) Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt còn có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình phân phối trong đường ống dẫn nước và trữ nước tại nhà

    c) Một số phương pháp để loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt:

    – Sử dụng máy lọc nước than hoạt tính

    – Phơi chậu nước ra ngoài ánh nắng mặt trời => Tia cực tím với cường độ cao vào nước cùng làm giảm lượng chlorine

    – Sử dụng máy lọc nước RO (thẩm thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *