Bộ đề thi thử THPT Quốc gia trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc gồm 102 đề có đáp án chi tiết kèm theo, được biên soạn bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc

Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu ôn luyện, củng cố kiến thức, làm quen với các dạng đề, bài tập để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm bộ đề thi minh họa THPT Quốc gia 2022 của Bộ GD&ĐT. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 trường THPT Đồng Đậu

    Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

    Đề thi thử môn Văn

    TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

    (Đề thi có 01 trang)

    ĐỀ KSCL LẦN 3 KHỐI 12 NĂM HỌC 2020-2021

    MÔN: NGỮ VĂN

    Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    Cựu tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối”. Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lí dễ nổi loạn, thậm chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín.

    Khi thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2 + 2 = 4? Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp. Tuy nhiên, mẹ Edison, người luôn tin tưởng con trai mình, đã luôn kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé. Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách – thói quen này trở thành nền tảng cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu. Nếu người mẹ tin vào lời giáo viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ không có vua của những phát minh sau này.

    Một đứa trẻ tình nguyện giúp mẹ lau nhà, nhưng mẹ thay vì khuyến khích, lại nói: “Đừng kéo lê cái khăn nữa, con làm ướt nhẹp cả sàn”. Hoặc khi trẻ muốn rửa bát, bố cáu kỉnh: “Con đi đi, đừng động vào và làm vỡ bát”. Khi trẻ muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ, bố mẹ đã tạt gáo nước lạnh: “Chưa đến tuổi làm việc đó, đừng phí thời gian”. Rõ ràng, cha mẹ đã kìm hãm sự tự tin của đứa trẻ, không tin tưởng vào năng lực của bé, làm hạn chế ham muốn học tập của bé. Theo thời gian, trẻ dần rơi vào cảm giác bất lực khi không thể được trải nghiệm, do sự kiểm soát bên ngoài. Khi gặp phải bất cứ việc gì, chúng sẽ tự khắc rụt lại, biến mình trở thành đáng thương, đúng như những lời bố mẹ chúng thốt ra.

    Thế nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong quá trình đó, cần chú ý ba điểm quan trọng: cho trẻ cơ hội tự giác, hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ hội được tin tưởng, luôn tin con là tốt nhất.

    (Thùy Linh, Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con, dẫn theo https:// vnexpress.net).

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Theo bài viết, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân nào?

    Câu 2. Theo bài viết, tác dụng của việc bố mẹ đặt niềm tin vào trẻ là gì?

    Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất”?

    Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản hay không? Vì sao?

    II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn.

    Câu 2. (5,0 điểm)

    Phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích sau:

    Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị .

    Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

    Anh ném pao, em không bắt

    Em không yêu, quả pao rơi rồi…

    (Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.7-8)

    ———– HẾT ———–

    Đáp án đề thi thử môn Văn 

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    3,0

    1

    Theo bài viết, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân sau:

    – Thói quen say mê đọc sách.

    – Lòng tin tưởng và sự kiên nhẫn dạy dỗ của người mẹ.

    0,5

    2

    Theo bài viết, tác dụng của việc bố mẹ đặt niềm tin vào trẻ là:

    – Tăng thêm sự tự tin cho trẻ khi đứng trước những trải nghiệm mới mẻ.

    – Phát huy ham muốn học tập của trẻ.

    – Cho trẻ cơ hội được phát triển độc lập, tự do.

    0,5

    3

    Tác giả bài viết cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất” vì:

    – Mong muốn thực sự của con cái đối với bố mẹ không gì hơn tình yêu thương, sự tin tưởng thực sự và cho trẻ sự tự do cần có để phát triển.

    – Hạnh phúc của một con người đến từ sự hài lòng về vật chất và sự thoải mái về tinh thần. Do vậy, nếu bố mẹ chỉ cho trẻ sự hài lòng về vật chất mà thiếu đi sự tin tưởng con, chưa cho con được cảm nhận thực sự tình yêu, sự tự do thì sẽ không đảm bảo được hạnh phúc cho trẻ.

    0,5

    0,5

    4

    * Thí sinh được tự do nêu ý kiến của mình: Đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản.

    0,25

    * Học sinh giải thích ý kiến của mình miễn hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý sau:

    – Đánh giá: Ý kiến trên rất chính xác.

    – Giải thích:

    + Niềm tin giữa người và người cần một quá trình lâu dài và rất khó khăn để hình thành nhưng rất dễ đánh mất.

    + Niềm tin là một yếu tố gắn với cảm xúc, khi niềm tin mất thì cảm xúc cũng không còn, những ấn tượng tốt đẹp sẽ phai nhạt dần rồi mất đi, khó có thể tìm lại được.

    + Mất niềm tin vào một đối tượng nào đó kéo theo sự tan vỡ quan hệ, thậm chí sụp đổ thần tượng; điều này rất khó có thể cứu vãn được.

    (Lưu ý: Nếu chỉ nêu lý do mà không nêu ý kiến thì không cho điểm).

    0,75

    II

    LÀM VĂN

    7,0

    1

    Trình bày suy nghĩ về: một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn.

    2,0

    a. Yêu cầu về hình thức:

    – Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 chữ.

    – Viết theo cấu tạo của đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…

    – Trình bày bố cục mạch lạc, rõ ràng.

    0,25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn.

    0,25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận:

    Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân. Sau đây là một số định hướng:

    Trình bày suy nghĩ của bản thân về một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn:

    – Có thể tự lập ở một số việc: chăm sóc bản thân, đến trường, học bài, làm bài….

    – Chủ động phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, hoàn thành tốt những việc ấy một cách nhanh chóng, hiệu quả.

    – Năng động trong những môi trường ngoài gia đình để bố mẹ đón nhận phản hồi tích cực về mình từ mọi người xung quanh.

    (Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn với dung lượng theo yêu cầu).

    1,25

    d. Chính tả, ngữ pháp, sáng tạo:

    – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có cách diễn đạt mới mẻ

    – Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ngữ pháp tiếng Việt.

    0,25

    2

    Phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích.

    a

    Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

    0,25

    b

    Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích.

    0,25

    c

    Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận (đặc biệt là thao tác phân tích…); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau:

    c.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

    0,5

    c.2. Nội dung:

    * Giải thích:

    Sức sống tiềm tàng: là sức sống nội tại bên trong, có sẵn ở bên trong nhưng bị che lấp, nó như một hòn than âm ỉ cháy trong lớp tro nguội lạnh và khi có điều kiện thì sẽ bùng cháy.

    0,5

    * Hoàn cảnh của Mị:

    – Mị trẻ đẹp, có tài thổi sáo, lại chăm chỉ, hiếu thảo, có lòng tự trọng…

    – Vì món nợ truyền kiếp của gia đình, Mị đã bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ, Mị đã tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận (“Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi”,“bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa…, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”,“mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”).

    => Tuy bị bóc lột và bị đày đọa tàn nhẫn về thể xác và tinh thần, nhưng trong Mị vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.

    0,5

    * Biểu hiện:

    – Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua hành động:

    + Mị uống rượu

    + Mị lắng nghe tiếng sáo gọi bạn

    + Mị thổi lá.

    – Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua tâm trạng:

    + Mị thấy trong lòng đột nhiên vui sướng, phơi phới.

    + Mị nhớ về những ngày tươi đẹp, Mị thấy mình còn trẻ, muốn đi chơi.

    + Mị muốn ăn lá ngón cho chết ngay, Mị tủi cho thân phận của mình.

    0,75

    0,75

    c.3. Nghệ thuật:

    0,5

    – Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, sinh động.

    – Ngôn ngữ biểu cảm, tự nhiên.

    – Miêu tả hành động và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.

    c.4 Đánh giá, bình luận, mở rộng vấn đề:

    0,5

    d

    Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

    0,25

    e

    Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

    0,25

    Đề thi thứ THPT Quốc gia môn Địa lí

    Câu 41: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị ở nước ta?

    A. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

    B. Xoá đói giảm nghèo và công nghiệp hoá nông thôn.

    C. Phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

    D. Hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

    Câu 42: Biện pháp nào sau đây chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta?

    A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

    B. Thực hiện tốt chính sách dân số.

    C. Đa dạng ngành nghề, hoạt động sản xuất.

    D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp lớn.

    Câu 43: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho số dân thành thị nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây?

    A. Ở đô thị có cơ sở hạ tầng ngày càng tốt.

    B. Tác động của hội nhập kinh tế toàn cầu.

    C. Tác động của quá trình công nghiệp hóa.

    D. Ở đô thị dễ kiếm việc làm có thu nhập.

    Câu 44: Đâu là nguyên nhân chính làm cho tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp?

    A. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.

    B. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.

    C. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.

    D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.

    Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp Long Xuyên có ngành nào sau đây?

    A. Chế biến nông sản.

    B. Luyện kim đen.

    C. Luyện kim màu.

    D. Sản xuất ôtô.

    Câu 46: Đâu là nguyên nhân quan trọng làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta ?

    A. Lịch sử lâu đời.

    B. Cơ sở vật chất kĩ thuật kĩ thuật tiên tiến.

    C. Nguồn lao động có kĩ thuật cao.

    D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

    Câu 47: Cho bảng số liệu:

    CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA

    (Đơn vị: %)

    Năm

    Khu vực kinh tế

    2000 2005 2010 2014 2019
    Nông- lâm- ngư nghiệp 65,1 57,3 49,5 46,3 35,3
    Công nghiệp- xây dựng 13,1 18,2 20,9 21,3 29,2
    Dịch vụ 21,8 24,5 29,6 32,4 35,5
    Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

    (Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2019: theo Tổng điều tra dân số 2019)

    Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng?

    A. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực II, III.

    B. Tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ tăng nhiều hơn công nghiệp- xây dựng.

    C. Năm 2019 tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn cao nhất.

    D. Cơ cấu lao động của nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

    Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Đông Tác thuộc tỉnh nào sau đây?

    A. Quảng Nam

    B. Khánh Hòa.

    C. Phú Yên.

    D. Bình Định.

    Câu 49: Đâu là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao ?

    A. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.

    B. Ngành dịch vụ nông nghiệp vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

    C. Thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.

    D. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.

    Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi thấp nhất trong các núi sau đây?

    A. Chí Linh.

    B. Phu Hoạt.

    C. Tam Đảo

    D. Mẫu Sơn.

    ……………

    Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

    SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

    TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

    ĐỀ THI THỬ TN THPT LẦN 3 NĂM HỌC 2020-2021

    BÀI THI KHXH – MÔN: LỊCH SỬ

    Thời gian làm bài: 50 phút;Không kể thời gian phát đề

    Câu 1: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì

    A. có 17 quốc gia ở châu Phi giành được độc lập

    B. có 17 quốc gia ở châu Phi gia nhập Liên Hợp quốc

    C. tất cả các quốc gia ở châu Phi đều giành được độc lập

    D. Nam Phi xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

    Câu 2: Quốc gia nào đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ sau chiến tranh thế giới II vào năm 1949?

    A. Ấn Độ

    B. Liên Xô.

    C. Trung Quốc

    D. Nhật Bản

    Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam (1919-1925)?

    A. Phong trào không bị tác động bởi khuynh hướng vô sản

    B. Phong trào công nhân là phong trào đấu tranh duy nhất.

    C. Phong trào công nhân là một bộ phận của phong trào yêu nước

    D. Phong trào công nhân là nòng cốt của phong trào yêu nước

    Câu 4: Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) được coi là

    A. Đại hội đoàn kết toàn dân B. Đại hội kháng chiến thắng lợi

    C. Đại hội vĩ đại nhất của Đảng D. Đại hội toàn dân kháng chiến

    Câu 5: Các tổ chức trong mặt trận Việt Minh (1941-1945) ở Việt Nam được thành lập theo lứa tuổi, nghề nghiệp đều được gọi là “Hội cứu quốc” vì muốn

    A. Nhắc nhở người dân nhớ nhiệm vụ chính là cứu nước, giải phóng dân tộc

    B. Nhắc nhở người dân chống lại âm mưu chia để trị của phát xít Nhật

    C. Nhân dân thực hiện đúng chủ trương và chỉ đạo của Quốc tế cộng sản

    D. Người dân nhớ về bài học lịch sử “dựng nước phải đi đôi với giữ nước”

    Câu 6: Hội nghị lần 8 (tháng 5/1941) Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là

    A. giành ruộng đất cho dân cày

    B. đánh đổ đế quốc, phong kiến

    C. đánh đổ phong kiến

    D. giải phóng dân tộc

    Câu 7: Thắng lợi nào của quân và dân ta trong giai đoạn 1946-1954, đã đánh bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?

    A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

    B. Chiến thắng Biên giới năm 1950

    C. Chiến thắng Hòa Bình năm 1951

    D. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947

    Câu 8: Thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858 bằng cuộc tấn công vào địa điểm nào sau đây?

    A. Đà Nằng

    B. Hà Nội

    C. Huế

    D. Gia Định

    Câu 9: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 7-1936) chủ trương thành lập mặt trận

    A. Thống nhất dân chủ Đông Dương

    B. Hội phản đế đồng minh Đông Dương

    C. Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

    D. Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

    Câu 10: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

    A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu

    B. kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, ngoại giao

    C. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

    D. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương

    Câu 11: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng độc lập và tự do, và thực sự đã trở thành một nước tự do, độc lập” (Trích: Tuyên ngôn độc lập, SGK lịch sử lớp 12, tr 118). Đoạn Tuyên ngôn độc lập trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định

    A. Chủ quyền của nước ta trên cả hai phương diện pháp lệnh và thực tiễn

    B. Nhân dân Mĩ, Pháp đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

    C. Nhân dân Mĩ, Pháp phải ghi nhận những quyền dân tộc của Việt Nam

    D. Chủ quyền của nước ta trên cả hai phương diện pháp lí và thực tiễn

    Câu 12: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ đã đạt được kết quả nào dưới đây?

    A. Duy trì cường quốc số 1 thế giới trên mọi lĩnh vực

    B. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự

    C. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc

    D. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

    Câu 13: Theo quyết định của hội nghị Ianta (2/1945), quân đội nước nào sẽ chiếm đóng phía Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên?

    A. Quân đội Mĩ

    B. Quân đội Pháp

    C. Quân đội Anh

    D. Quân đội Liên Xô

    Câu 14: Trong thời kì (1954-1975), thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?

    A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (cuối 1972)

    B. Chiến dịch Đường 14-Phước Long (1-1975)

    C. Cuộc Tiến công chiến lược xuân – hè năm 1972.

    D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968

    Câu 15: Đóng góp nổi bật của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1925- 1930 là

    A. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

    B. Truyền bá lý luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam

    C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

    D. Chuẩn bị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng

    Câu 16: Yếu tố nào dưới đây quyết định tính chất của cách mạng tháng Mười Nga (1917) và cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?

    A. Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng

    B. Phương thức giành chính quyền

    C. Giai cấp lãnh đạo

    D. Động lực tham gia

    Câu 17: Sự kiện đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi là

    A. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc (5/1954)

    B. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (7/1954)

    C. Quân Pháp rút hết quân khỏi miền Bắc (5/1956)

    D. Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/1954)

    Câu 18: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19461954), chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” được Đảng đề ra trong chiến dịch nào?

    A. Điện Biên Phủ 1954.

    B. Biên giới Thu Đông 1950.

    C. Việt Bắc Thu Đông 1947.

    D. Tây Bắc thu đông 1952.

    Câu 19: Tổ chức chính trị nào được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

    A. Tân Việt cách mạng Đảng.

    B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

    C. Việt Nam quang phục hội

    D. Việt Nam nghĩa đoàn

    Câu 20: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

    A. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm

    B. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại

    C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc

    D. Dựng nước đi đôi với giữ nước

    Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là lí do Đảng, chính phủ quyết định mở chiến dịch biên giới năm 1950?

    A. Thế và lực của quân dân Việt Nam đã lớn mạnh

    B. Gây sức ép với Pháp trên mặt trận ngoại giao

    C. Quyết tâm làm thất bại âm mưu của Pháp – Mĩ trong kế hoạch Rơ-ve

    D. Tình hình quốc tế đã có nhiều thuận lợi cho Việt Nam

    Câu 22: Giai cấp nào được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xác định là lực lượng chủ yếu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

    A. Công nhân

    B. Nông dân

    C. Tư sản dân tộc

    D. Tiểu tư sản

    Câu 23: Thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ?

    A. Chiến thắng Ấp Bắc

    B. Chiến thắng Vạn Tường

    C. Chiến thắng tết Mậu Thân

    D. Chiến thắng Đồng Xoài

    Câu 24: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định

    A. Quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới

    B. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

    C. Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản

    D. Phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng

    Câu 25: Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954), mục tiêu cao nhất của Đảng và chính phủ Việt Nam khi mở các chiến dịch quân sự là

    A. Củng cố và mở rộng căn cứ kháng chiến Việt Bắc

    B. Phá âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp

    C. Thay đổi tình thế trên chiến trường để đưa kháng chiến đi lên

    D. Từng bước đẩy quân Pháp lâm vào khó khăn phải kết thúc chiến tranh.

    Câu 26: Điểm nổi bật của lực lượng tư sản dân tộc Việt Nam khi tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ (1919-1925) là:

    A. Đứng trên lập trường giai cấp, đấu tranh kiên định để giải phóng dân tộc và giai cấp

    B. Chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, kêu gọi nhân dân dùng hàng nội, bài hàng ngoại

    C. Nặng về quyền lợi giai cấp, coi trọng đòi quyền tự do dân chủ, có tư tưởng thỏa hiệp

    D. Đấu tranh vì quyền lợi dân tộc, giương cao chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn

    Câu 27: Điểm tương đồng giữa các chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?

    A. Mục tiêu mở chiến dịch

    B. Phương châm tác chiến của chiến dịch

    C. Loại hình của chiến dịch

    D. Nghệ thuật tác chiến trong chiến dịch

    Câu 28: Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là

    A. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương.

    B. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương

    C. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

    D. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương

    Câu 29: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước (1945), khẩu hiệu nào sau đây đã đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân

    A. Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất

    B. Cách mạng ruộng đất

    C. Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

    D. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói

    Câu 30: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 không phải là

    A. sự kiện kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

    B. thắng lợi có ý nghĩa to lớn.

    C. trận quyết chiến chiến lược giữa ta và địch.

    D. trận có sự huy động lực lượng cao nhất.

    Câu 31: Từ khi thế giới diễn ra xu thế hòa hoãn Đông-Tây đến những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản có điểm tương đồng là

    A. bị Liên Xô, Trung Quốc, các nước Công nghiệp mới vươn lên cạnh tranh gay gắt

    B. tăng trưởng nhanh chóng, là trung tâm kinh tế-tài chính lớn của giới tư bản

    C. phát triển mạnh trở thành phe đối trọng với các nước xã hội chủ nghĩa

    D. phát triển thiếu ổn định nhưng vẫn giữ vị trí hàng đầu thế giới

    Câu 32: Yếu tố tác động đến xu hướng liên kết kinh tế trên thế giới nửa sau thế kỉ XX là sự

    A. Phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại

    B. Xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính

    C. Xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền

    D. Hình thành các trung tâm kinh tế – tài chính lớn

    Câu 33: Thắng lợi nào đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

    A. Chiến thắng Ấp Bắc

    B. Phong trào Đồng khởi

    C. Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975

    D. Chiến thắng Vạn Tường

    Câu 34: Trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh tổng hợp, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào

    A. phát triển kinh tế

    B. hội nhập quốc tế

    C. ổn định chính trị

    D. phát triển quốc phòng

    Câu 35: Nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì thu được nhiều lợi nhuận từ

    A. xuất khẩu phần mềm tin học

    B. chế tạo, xuất khẩu vũ khí

    C. sản xuất, xuất khẩu lương thực

    D. bán phát minh, sáng chế

    Câu 36: Sự chuyển biến quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là từ

    A. chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng

    B. từ những nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập

    C. quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN

    D. quốc gia nghèo trở thành những nước có nền kinh tế trung bình hoặc phát triển

    Câu 37: Yếu tố nào quyết định sự du nhập và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

    A. Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời và thất bại

    B. Các văn thân sĩ phu có nhận thức mới, chuyển hướng đấu tranh

    C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Việt Nam

    D. Sự xuất hiện, phát triển của các lực lượng xã hội mới.

    Câu 38: Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896) ở Việt Nam không có sự lãnh đạo của nhân vật nào dưới đây?

    A. Phan Đình Phùng

    B. Tôn Thất Thuyết

    C. Hoàng Hoa Thám

    D. Nguyễn Thiện Thuật

    Câu 39: Sự kiện nào được coi là sự chuẩn bị đầu tiên, có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam

    A. Cách mạng tháng Tám thành công.

    B. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

    C. Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương

    D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

    Câu 40: Cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” ở Việt Nam nhằm giải quyết khó khăn gì?

    A. Khó khăn về tài chính

    B. Nạn đói và nạn dốt

    C. Nạn đói

    D. Nạn dốt

    Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD

    Câu 81: Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

    A. Bảo vệ tài nguyên, môi trường.

    B. Tăng cường tuyển dụng lao động.

    C. Chỉ định thời gian đóng thuế.

    D. Mở rộng quy mô sản xuất.

    Câu 82: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lao động?

    A. Ưu đãi đối với người có chuyên môn giỏi.

    B. Tự do thỏa thuận về độ tuổi lao động.

    C. Thực hiện chế độ tiền lương theo giới tính.

    D. Chỉ định mức đóng bảo hiểm xã hội.

    Câu 83: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

    A. Bảo vệ thu nhập hợp pháp.

    B. Chấp hành quy tắc công cộng.

    C. Tham gia hoạt động thiện nguyện.

    D. Chia sẻ mọi thông tin về dịch bệnh.

    Câu 84: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi thực hiện hành vi nào sau đây?

    A. Khống chế con tin.

    B. Bắt trói người phạm tội.

    C. Giam giữ nhân chứng.

    D. Bắt người đang bị truy nã.

    Câu 85: Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

    A. định đoạt tài sản công cộng.

    B. bảo lưu mọi nguồn thu nhập.

    C. chiếm hữu tài sản chung.

    D. sàng lọc giới tính thai nhi.

    Câu 86: Tại một điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, anh M và chị L cùng nhau bàn bạc và thống nhất viết phiếu bầu giống nhau rồi cùng bỏ phiếu vào hòm phiếu. Anh M và chị L cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

    A. Trực tiếp.

    B. Công khai.

    C. Được ủy quyền.

    D. Bỏ phiếu kín.

    Câu 87: Tại cuộc họp với đại diện các hộ gia đình xã X, ông Q là Chủ tịch xã, chị L là thư kí, anh T, bà M và chị Y là đại diện các hộ gia đình. Khi anh T lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng công trình phúc lợi do ông Q đề xuất, chị L đã không ghi ý kiến của anh T vào biên bản. Phát hiện sự việc, bà M đã phê phán việc làm của chị L trước cuộc họp nhưng bị ông Q ngắt lời và đuổi ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị Y đã chia sẻ sự việc lên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

    A. Ông Q và chị L.

    B. Ông Q, chị L và bà M.

    C. Anh T và chị Y.

    D. Anh T, bà M và chị Y.

    Câu 88: Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân là người vi phạm phải có đủ

    A. điều kiện tiếp nhận bảo trợ.

    B. tiềm lực tài chính vững mạnh.

    C. yếu tố phát triển thể lực.

    D. năng lực trách nhiệm pháp lí.

    Câu 89: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm trong trường hợp nào sau đây?

    A. Tự công khai đời sống của bản thân.

    B. Xúc phạm nhằm hạ uy tín của người khác.

    C. Chủ động chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.

    D. Chuyển nhượng bí quyết gia truyền.

    Câu 90: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang

    A. cần bảo trợ.

    B. cách li y tế.

    C. thực hiện tội phạm.

    D. cai nghiện bắt buộc.

    Câu 91: Ông T là giám đốc, chị S là trưởng phòng tài vụ, anh K là nhân viên cùng công tác tại sở X. Phát hiện ông T cùng chị S vi phạm quy định về kế toán gây thiệt hại của ngân sách nhà nước 5 tỉ đồng, anh K đã làm đơn tố cáo nhưng lại bị lãnh đạo cơ quan chức năng là ông P vô tình làm lộ thông tin khiến ông T biết anh là người tố cáo. Vì vậy, ông T liên tục gây khó khăn cho anh K trong công việc. Bức xúc, anh K đã ném chất thải vào nhà riêng của ông T. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?

    A. Ông P và anh K.

    B. Ông T, chị S và anh K.

    C. Ông T, chị S và ông P.

    D. Ông T và chị S.

    Câu 92: Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền ứng cử bằng cách nào sau đây?

    A. Kiểm soát phiếu bầu.

    B. Khống chế cử tri.

    C. Tự mình ứng cử.

    D. Công khai tài chính.

    Câu 93: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

    A. ngăn chặn đấu tranh phê bình.

    B. tuyên truyền bí mật quốc gia.

    C. kiến nghị với đại biểu Quốc hội.

    D. cản trở phản biện xã hội.

    Câu 94: Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

    A. không có người nhận.

    B. nghi ngờ có tài liệu mật.

    C. pháp luật có quy định.

    D. thiếu thông tin cá nhân.

    Câu 95: Theo quy định của pháp luật, sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?

    A. Trung lập.

    B. Gián đoạn.

    C. Trực tiếp.

    D. Ủy nhiệm.

    Câu 96: Phòng Cảnh sát giao thông huyện X ra quyết định tuần tra kiểm soát theo quy định tại địa bàn xã X, đồng thời tặng 150 mũ bảo hiểm cho người dân đang lưu thông trên tuyến đường tuần tra. Cảnh sát giao thông huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

    A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.

    B. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật.

    C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

    D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

    Câu 97: Ông S là giám đốc, anh T, anh P, chị L là nhân viên và chị Q là nhân viên tập sự cùng làm việc tại công ty X. Anh P tố cáo việc anh T đe dọa chị L làm chị đột ngột bỏ việc trốn đi biệt tích. Vì thế, cán bộ cơ quan chức năng đến gặp ông S để xác minh sự việc. Cho rằng anh P cố tình hạ thấp uy tín của mình, ông S đã kí quyết định sa thải anh và phân công chị Q tạm thời đảm nhận phần việc của anh P. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

    A. Chị L, ông S và anh T.

    B. Chị Q và anh T.

    C. Ông S, chị L và chị Q.

    D. Chị L và ông S.

    Câu 98: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước thì phải

    A. hủy bỏ quan hệ nhân thân.

    B. từ chối quyền thừa kế tài sản.

    C. chấm dứt mọi giao dịch dân sự.

    D. chịu trách nhiệm kỉ luật.

    Câu 99: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây?

    A. Tìm hiểu tiểu sử ứng cử viên.

    B. Bỏ phiếu bầu cho người không biết chữ.

    C. Bí mật lựa chọn ứng cử viên.

    D. Bỏ phiếu bầu giúp người bị tàn tật.

    Câu 100: Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây?

    A. Chiếm hữu tài sản công cộng.

    B. Từ chối che dấu tội phạm khủng bố.

    C. Tự ý thay đổi ý tưởng kinh doanh.

    D. Định đoạt tài sản cá nhân.

    Câu 101: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

    A. Tổ chức sản xuất hàng giả.

    B. Gây rối trật tự công cộng.

    C. Giao hàng không đúng địa điểm.

    D. Tự ý nghỉ việc không có lí do .

    Câu 102: Theo quy định của pháp luật, công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

    A. Tổ chức từ thiện.

    B. Kinh doanh trực tuyến.

    C. Phòng, chống dịch bệnh.

    D. Viết bài đăng báo.

    Câu 103: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc

    A. xóa bỏ các loại hình cạnh tranh.

    B. khuyến khích phát triển lâu dài.

    C. sở hữu tài nguyên thiên nhiên.

    D. chia đều của cải trong xã hội.

    Câu 104: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa trên thị trường phải luôn dựa theo nguyên tắc

    A. ngang giá.

    B. cố định

    C. ngẫu nhiên.D. bất biến.

    Câu 105: Một trong những chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa là

    A. kiểm soát thị trường.

    B. thước đo giá trị.

    C. điều hành sản xuất.

    D. cân bằng giá cả.

    Câu 106: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người là

    A. đối tượng lao động.

    B. cơ cấu kinh tế.

    C. tư liệu lao động.

    D. kiến trúc thượng tầng.

    Câu 107: Anh T là chủ một cơ sở sản xuất hàng gia dụng đã có nhiều giải pháp để tăng số lượng đại lí tại nhiều địa phương nhằm cung cấp sản phẩm của mình. Anh T đã thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh ở nội dung nào sau đây?

    A. Độc quyền phân phối sản phẩm.

    B. Đẩy mạnh hiện tượng cạnh tranh.

    C. Chủ động mở rộng thị trường.

    D. Xóa bỏ tình trạng đầu cơ tích trữ.

    Câu 108: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh khi

    A. giá trị cao hơn giá cả.

    B. giá trị vượt trội giá cả.

    C. giá cả thị trường giảm xuống.

    D. giá cả thị trường tăng lên.

    Câu 109: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước trong trường hợp nào sau đây?

    A. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến.

    B. Phản ánh những bất cập của pháp luật.

    C. Sử dụng dịch vụ truyền thông.

    D. Giám sát đạo đức của cán bộ xã.

    Câu 110: Anh K không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 nên đã làm lây bệnh cho nhiều người khác. Anh K đã vi phạm pháp luật nào sau đây?

    A. Hình sự.

    B. Dân sự.

    C. Hành chính.

    D. Kỉ luật.

    Câu 111: Qúa trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là

    A. phổ cập pháp luật.

    B. thực hiện pháp luật.

    C. giáo dục pháp luật.

    D. hoàn thiện pháp luật.

    Câu 112: Cán bộ sở X là chị K bị tòa án tuyên phạt tù về tội cố ý tiết lộ danh tính người tố cáo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

    A. Hành chính và kỉ luật.

    B. Hình sự và hành chính.

    C. Hành chính và dân sự.

    D. Hình sự và kỉ luật.

    Câu 113: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt

    A. mọi quan hệ dân sự.

    B. hành vi trái pháp luật.

    C. kê khai tài sản thế chấp.

    D. chuyển quyền nhân thân.

    Câu 114: Anh K nghi ngờ cháu T lấy trộm điện thoại của mình nên đã tự ý vào nhà cháu T để tra hỏi và lục soát khi bố mẹ cháu vắng nhà. Anh K đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

    A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    B. Bảo đảm an toàn về tính mạng.

    C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

    D. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản.

    Câu 115: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

    A. Công khai.

    B. Phổ thông.

    C. Trung gian.

    D. Trực tiếp.

    Câu 116: Việc cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

    A. Sử dụng pháp luật .

    B. Tuyên truyền pháp luật.

    C. Áp dụng pháp luật.

    D. Củng cố pháp luật.

    Câu 117: Thấy con gái mình là chị M thường xuyên bị chồng là anh S đánh đập, ông P đã kể chuyện này với con trai là anh T. Bức xúc, anh T đã thuê anh K bắt cóc con của anh S để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà anh K, anh S đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai sau đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

    A. Anh S, anh T và anh K.

    B. Anh T và anh S.

    C. Ông P, anh S và anh T.

    D. Anh K và ông P.

    Câu 118: Việc cá nhân đóng góp ý kiến xây dựng đề án định canh, định cư ở địa phương là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây?

    A. Cả nước.

    B. Quốc gia.

    C. Lãnh thổ.

    D. Cơ sở.

    Câu 119: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo

    A. lời khai của nhân chứng.

    B. mong muốn của cộng đồng.

    C. yêu cầu của người bị hại.

    D. quy định của pháp luật.

    Câu 120: Theo quy định của pháp luật, việc khám chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người

    A. phạm tội đang lẩn tránh ở đó.

    B. bị nghi ngờ có công cụ gây án.

    C. đang môi giới bán hàng đa cấp.

    D. đang tổ chức nghi lễ tôn giáo.

    ……..

    Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ tài liệu

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *