KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

Giải KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo để trả lời câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11, 12, 13, 14, 15.

Bạn đang đọc: KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

Qua đó, các em sẽ nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất và nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 2 Chương 1: Phản ứng hóa học. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

    I. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

    Lấy một số ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

    Trả lời:

    – Một số quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí:

    • Nước lỏng để một thời gian trong ngăn đông tủ lạnh hoá rắn.
    • Hòa tan muối ăn vào nước.
    • Hòa tan đường ăn vào nước.

    – Một số quá trình xảy ra sự biến đổi hoá học:

    • Đốt cháy than để đun nấu.
    • Tượng đá bị hư hại do mưa acid.
    • Dây xích xe đạp bị gỉ.

    II. Phản ứng hóa học

    1. Khái niệm

    Than (thành phần chính là cacbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide.

    a) Hãy viết phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng này.

    Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm?

    b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

    Trả lời:

    a) Phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng:

    Carbon + oxygen → carbon dioxide.

    Trong đó chất phản ứng là carbon và oxygen; chất sản phẩm là carbon dioxide.

    b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng (carbon, oxygen) giảm dần, lượng chất sản phẩm (carbon dioxide) tăng dần.

    2. Diễn biến phản ứng hóa học

    Quan sát Hình 2.3 và trả lời câu hỏi:

    KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

    1. Trước và sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

    2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?

    Trả lời:

    1. Trước phản ứng 2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

    Sau phản ứng 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H.

    2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O không thay đổi.

    3. Hiện tượng kèm theo các phản ứng hóa học

    Câu 1: Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không?

    Trả lời:

    Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng dừng lại.

    Câu 2: Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hoá học xảy ra?

    Trả lời:

    Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu cho biết đã có phản ứng hoá học xảy ra là xuất hiện sủi bọt khí, chỗ đá vôi bị nhỏ giấm tan ra.

    III. Năng lượng của phản ứng hóa học

    Câu 1: Thức ăn được tiêu hóa chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt? Lấy thêm ví dụ về loại phản ứng này.

    Trả lời:

    – Phản ứng hóa học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt.

    – Ví dụ một số phản ứng toả nhiệt:

    • Phản ứng đốt cháy than;
    • Phản ứng đốt cháy khí gas…

    Câu 2: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?

    Trả lời:

    Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng thu nhiệt do khi ngừng cung cấp nhiệt phản ứng cũng dừng lại.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *