Bài tập Phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ là một trong những dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Hóa học lớp 9 và thường xuyên suất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi học kì.
Bạn đang đọc: Phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozo
Phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ là tài liệu cực kì hữu ích, tổng hợp toàn bộ lý thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra một tiết, bài thi học kì sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài tập viết phương trình Hóa học lớp 9. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bài tập Phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ
I. Phương pháp giải Phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ
1. Phương trình phản ứng
(1) (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
(2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
2. Bài tập về hiệu suất
(1) A B (H là hiệu suất phản ứng)
(2) A B C (H1, H2 là hiệu suất phản ứng)
II. Trắc nghiệm phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ
Bài 1. Thuỷ phân 1 kg khoai có chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất của quá trình là 75% thì khối lượng glucozơ thu được là nhiêu?
A.166,67g.
B. 200g,
C. 150g.
D. 1000g.
Bài 2. Thuỷ phân hòan toàn 1 kg tinh bột thu được
A. 1 kg glucozơ.
B. 1,11 kg glucozơ.
C. 1,18 kg glucozơ.
D. 1kg glucozơ và 1kg fructozơ.
Bài 3. Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:
A. 360 gam
B. 480 gam
C. 270 gam
D. 300 gam
Bài 4. Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu suất pứ là 70%.
A. 160,55 kg
B. 150,64 kg
C. 155,56 kg
C. 165,65 kg
Bài 5. Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.
A. 290 kg
B. 295,3 kg
C. 300 kg
D. 350 kg
Bài 6. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 700 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 200 gam kết tủa. Tính khối lượng tinh bột đã sử dụng?
A. 1168,5 gam
B. 779 gam
C. 2337 gam
D. 1558 gam
Bài 7. Trong một nhà máy sản xuất rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic, biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 1000 lít cồn 96o thì khối lượng mùn cưa cần dùng là bao nhiều? Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/cm3.
A. 3,864 tấn
B. 4,328 tấn
C. 2,642 tấn
D. 5,118 tấn
Bài 8. Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất giai đoạn thủy phân và lên men đều là 85%. Giá trị của m là
A. 952,9.
B. 810,0.
C. 688,5.
D. 497,4.
Bài 9. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 750
B. 550
C. 810
D. 650
Bài 10. Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 394 gam kết tủa. Biết hiệu suất giai đoạn thủy phân và lên men đều là 80%. Giá trị của m là
A. 152,290
B. 310,000.
C. 288,125.
D. 253,125
III. Bài tập tự luận phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ
Bài 1: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Gợi ý đáp án
Khối lượng tinh bột có trong 1 kg gạo là:
m = 180/100 = 0,8 kg
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
162n 180n gam
0,8 z kg
x = 0,8.180n/162n = 0,89 kg
Bài 2: Đi từ 150 gam tinh bột sẽ điều chế được bao nhiêu ml ancol etylic 46º bằng phương pháp lên men ancol? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 81% và d = 0,8 g/ml.
Gợi ý đáp án
m(C6H10O5)n = 150.81% = 121,5 g
(1) (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
(2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
⇒ nC2H5OH =2.nC6H12O6 = 2.n.n(C6H10O5)n = 2n.(121,5/162n) = 1,5 mol
VC2H5OH = m/D = (1,5.46)/0,8 = 86,25 ml
Vdd = (86,25.46)/100 = 187,5 ml
Bài 3. Cho m gam tinh bột lên men thành C2H5OH với hiệu suất 81%, hấp thụ hết lượng
CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 được 55 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng
dung dịch X lại có 10 gam kết tủa nữa. Tính giá trị của m
Gợi ý đáp án
Theo giả thiết ta thấy khi CO2 phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 thì tạo ra cả 2 muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
0,55 ← 0,55 mol
Ca(HCO3)2→ CaCO3 + CO2 + H2O (2)
0,1 ← 0,1 mol
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (3)
0,2 ← 0,1 mol
Tổng số mol CO2 = nCO2 (1) + nCO2 (3) =0,55+ 0,2 = 0,75
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (4)
0,375 ← 0,75 mol
(-C6H10O5-)n + nH2O → nC6H12O6 (5)
0,375/n ← 0,375mol
=
Bài 4: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml).
Gợi ý đáp án
(-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 (1)
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2)
VC2H5OH nguyên chất = 5.1000.0,46 = 2300 ml
=> mC2H5OH nguyên chất = 0,8.2300 = 1840 g
nC2H5OH = 1840/46 = 40 mol
H = 72% =>m(-C6H10O5-)n = 3240.100/72 = 4500g = 4,5kg