Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo

Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo

Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo gồm 2 phiếu bài tập là tài liệu cực hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bạn đang đọc: Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo

Phiếu bài tập Tết Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo 2024 được biên soạn bám sát nội dung chương trình SGK mới hiện hành. Qua đó giúp các em có nhiều tư liệu ôn luyện, củng cố khắc sâu các kiến thức trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đồng thời giúp thầy cô nhanh chóng giao bài tập Tết 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: bài tập Tết môn Toán 7, bài tập Tết môn Tiếng Anh 7.

Phiếu bài tập Tết Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo 2024

    Lưu ý: Các con trình bày bài ra giấy kiểm tra theo các đề, nộp lại cho giáo viên bộ môn sau khi đi học trở lại.

    Phiếu bài tập Tết Ngữ văn 7 – Đề 1

    I. PHẦN I. ĐỌC HIỂU 

    Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    “Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”.

    Câu 1  Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì?

    Câu 2 Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên?

    Câu 3. Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

    Câu 4 Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người

    PHẦN II. VIẾT (6 ĐIỂM)

    Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

    Phiếu bài tập Tết Ngữ văn 7 – Đề 2

    I. PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

    Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiên tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

    Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cxung luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

    Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

    Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đờii.

    (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)

    Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

    A. Tự sự
    B. Biểu cảm
    C. Miêu tả
    D. Nghị luận

    Câu 2. Văn bản bàn luận về vấn đề gì?

    A. Đức tính khiêm tốn
    B. Sự tự ti
    C. Đức tính trung thực
    D. Sự thành công

    Câu 3. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

    Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.

    A. Điệp ngữ
    B. Liệt kê
    C. Nhân hóa
    D. So sánh

    Câu 4. Cách diễn đạt của tác giả “luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” gần gũi với câu danh ngôn nào sau đây?

    A. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin)
    B. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
    Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người (Hồ Chí Minh)
    C. Bác học không có nghĩa là ngừng học (Đác-uyn)
    D. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo (Danh ngôn Trung Quốc)

    Câu 5. Em có đồng ý với ý kiến của tác giả bài viết:

    Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

    A. Đồng ý
    B. Không đồng ý

    Câu 6. Vì sao tác giả lại cho rằng: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi?

    Câu 7. Khiêm tốn có vai trò như thế nào đối với con người trong cuộc sống?

    PHẦN II – TẬP LÀM VĂN 

    Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *