KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trang 90, 91.

Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 18 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Chủ dề 6: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Báo cáo kết quả Thực hành quan sát tế bào sinh vật

I. Chuẩn bị

– Dụng cụ: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi quang học, đĩa kính đồng hồ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mác, panh, bình thủy tinh.

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

– Hóa chất: Xanh methylen, nước cất.

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

– Mẫu vật: Trứng cá, củ hành tưới, ếch đồng sống.

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

II. Cách tiến hành

Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp

– Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất.

– Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay.

– Bước 3: Vẽ tế bào quan sát được.

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học

– Bước 1: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính để sẵn trong đĩa kính đồng hồ

– Bước 2: Dùng kim mũi mác bóc nhẹ lớp biểu bì vảy hành

– Bước 3: Đặt vảy hành đã bóc lên lam kính đã có giọt nước cất, đậy lamen

– Bước 4: Quan sát dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ tế bào quan sát được

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch

– Bước 1: Dùng panh vớt vài mẩu da ếch trong bình nhốt ếch cho vào đĩa đồng hồ

– Bước 2: Nhỏ một giọt xanh methylene vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn mẫu da ếch, để khoảng một đến hai phút

– Bước 3: Nhỏ 1 giọt nước cất

– Bước 4: Dùng panh vớt mẩu da ếch đã nhuộm trải đều trên lam kính, đậy lamen. Dùng giấy thấm thấm nước tràn ra ngoài tiêu bản

– Bước 5: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ tế bào quan sát được

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

III. Báo cáo

Báo cáo: Kết quả quan sát tế bào sinh vật

Thứ, ……. ngày…… tháng…… năm……………….

Nhóm………………….. Lớp……………………………..

1. Vẽ và chú thích tế bào trứng cá đã quan sát được. tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay?

2. Vẽ và chú thích tế bào biểu bì vảy hành đã được quan sát. Tại sao khi tách tế bào biểu bì vảy hành, phải lấy một lớp thật mỏng?

3. Vẽ và chú thích tế bào biểu bì da ếch đã được quan sát

Gợi ý trả lời:

1. Khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay vì màng tế bào của trứng cá chép rất mỏng, nếu mạnh tay có thể làm vỡ các tế bào trứng.

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

2. Bởi vì để có thể dễ quan sát được tế bào biểu bì vảy hành thì phải lấy một lớp mỏng. Nếu lấy lớp dày thì các tế bào sẽ xếp chống lên nhau và khi soi lên kính không nhìn rõ các tế bào.

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

3. Vẽ và chú thích tế bào biểu bì da ếch đã được quan sát

KHTN Lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *