Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Toán 6 giữa học kì 1, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 1 môn Toán 6 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024:
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo
Nội dung lý thuyết ôn tập giữa kì 1 môn Toán 6
I. Đại số
1. Chủ đề: Tập hợp, phần tử, tập hợp số tự nhiên
2. Chủ đề: Cách ghi số tự nhiên, số La mã
3. Chủ đề: Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia
4. Chủ đề: Lũy thừa và số mũ tự nhiên
5. Chủ đề: Phép chia hết
6. Chủ đề: Ước và bội; UCLN và BCNN
II. Hình học
1. Chủ đề: Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều
2. Chủ đề: Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân
Nội dung bài tập ôn tập giữa kì 1 môn Toán 6
I. Đại số
Câu 1: Cho các cách viết sau A = {a, b, c, d}; B = {9, 13, 45}; C = {1; 2; 3}. Có bao nhiêu tập hợp được viết đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Cách viết tập hợp nào sau đây là đúng?
A. A = [0 , 1, 2, 3]B . A = (0, 1, 2, 3)
C. A = 1 , 2 , 3
D . A = { 0; 1; 2; 3}
Câu 3: Cho M = {a, 5, b, c }. Khẳng định sai là:
A. 5 ∈ M
B. a ∈ M
C. d ∉ M
D. c ∉ M
Câu 4: Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10
A. A = { 6; 7; 8; 9}
B. A = { 5; 6; 7; 8; 9}
C. A = { 6; 7; 8; 9; 10}
D. A = { 6; 7; 8}
Câu 5: Cho tập hợp A = { 6; 7; 8; 9; 10}. Viết tập hợp bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó. Chọn câu đúng
A. {x ∈ N | 6 ≤ x ≤ 10}
B. {x ∈ N | 6 C. {x ∈ N | 6 ≤ x D. {x ∈ N | 6 ≥ x ≥ 10}
Câu 6. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
A. A = {10; 11; 12}
B. A = {9; 10; 11}
C. A = { 9; 10; 11; 12; 13}
D. A = { 9; 10; 11; 12}
Câu 7. Cho biết x ∈ N nhưng x ∉ N*. Số x là.
A. 1
B. Bất kì số tự nhiên nào.
C. 0
D. Không tồn tại số .
Câu 8. Phép tính nào sau đây đúng?
A. 22.25 = 27
B. 22.25 = 210.
C. 22.25 = 23 .
D. 22.25 = 25 .
Câu 9. Số nào sau đây chia hết cho 5?
A. 2020.
B. 2017.
C. 2018.
D. 2019.
Câu 10. Số nào sau đây chia hết cho 3
A. 123456.
B. 2222.
C. 33334.
D. 9999997.
Câu 11. Cho hai tập hợp A = { a; b}; B = { c; d}. Viết được bao nhiêu tập hợp, mỗi tập hợp gồm một phần tử của tập A và một phần tử của tập B?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 8.
Câu 12. Dùng ba chữ số để viết các số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số khác nhau, ta viết được.
A. 3 số.
B. 4 Số.
C. 6 số.
D. 9 số.
Câu 13. Số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số, các chữ số khác nhau là.
A. 100.
B. 123.
C. 132.
D. Một đáp án khác.
Câu 14. Khi viết thêm một chữ số 2 vào cuối của một số tự nhiên thì số đó
A. Tăng gấp 2 lần.
B. Tăng gấp 10 lần.
C. Tăng gấp 12 lần.
D. Tăng gấp 10 lần và thêm 2 đơn vị.
Câu 15: Số 19 được ghi bởi chữ sô La Mã là.
A. IXX.
B. XVIV.
C. X VIII.
D. Một đáp án khác.
Câu 16: Cho tập hợp A = {7;8;9}. Các cách viết sau đúng hay sai?
A. 9 ∈ A
B. 78 ∈ A
C. {8} ∈ A
D. {7;9} ⊂ A
Câu 17: Cho các tập hợp A = {1;6;5}; B = {1;7;5}; E = {1;5;6}; F = {1;5;6;8}. Các khẳng định sau đúng hay sai?
A. A ⊂ E
B. E ⊂ A
C. A = E
D. A ⊂ B
Câu 18: Cho tập hợp M = {1;b;c;d}. Số các tập hợp con của M mà có ba phần tử là.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19: Số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện 7.(x – 2) = 0. Số tự nhiên x bằng.
A. 0.
B. 2.
C. Số tự nhiên bất kì lớn hơn 2.
D. Một đáp án khác.
Câu 20: Số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện 0.(x – 3) = 0. Số tự nhiên x bằng.
A. 3.
B. 0
C. Số tự nhiên bất kì
D. Số tự nhiên bất kì lớn hơn hoặc bằng 3.
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo