Soạn bài Chú hải quân (trang 66)

Soạn bài Chú hải quân (trang 66)

Soạn bài Chú hải quân sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, nói và nghe trang 66, 67, 68 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Bạn đang đọc: Soạn bài Chú hải quân (trang 66)

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 1: Chú hải quân – Bài 16: Bảo vệ tổ quốc của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Chú hải quân sách Cánh diều

    Soạn bài phần Đọc: Chú hải quân

    Đọc hiểu

    Câu 1: Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân?

    Trả lời:

    Những hình ảnh nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân là:

    • Áo bạc nhàu nắng gió
    • Giữa tập trùng xa khơi
    • Bên đảo đá chơi vơi
    • Dạt dào ngàn sóng vỗ
    • Dù nắng mưa, bão tố

    Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp của chú hải quân đứng gác.

    Trả lời:

    Những hình ảnh đẹp của chú hải quân đứng gác là:

    • Vững vàng trên đảo nhỏ / Bồng súng gác biển trời / Chú mỉm cười rất tươi
    • Giữa trập trùng xa khơi / Hải âu vờn quanh chú
    • Dù nắng mưa, bão tố / Các chú vẫn hiên ngang

    Câu 3: Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam?

    Trả lời:

    Hình ảnh trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là: Lá cờ đỏ sao vàng / Phấp phới bay trong gió.

    Câu 4: Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong gì của bạn nhỏ?

    Trả lời:

    Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong được trở thành người lính hải quân, bảo vệ biển đảo quê hương của bạn nhỏ.

    Luyện tập

    Câu 1: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

    a) Trước những khó khăn, gian khổ của chú hải quân.

    b) Trước những hình ảnh đẹp của chú hải quân.

    Trả lời:

    a) Thấy các chú hải quân phải chịu khó, khăn gian khổ để bảo vệ biển quê hương, em thấy thương các chú biết bao!

    b) Hình ảnh chú hải quân bồng súng hiên ngang đứng gác biển với nụ cười tươi thật đẹp làm sao!

    Câu 2: Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hay dấu chấm than?

    Trên boong tàu, các chú thủy thủ bỗng reo ầm lên_ “Cá heo_”. Cá heo là bạn của hải quân đấy! Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết: _Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thủy lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc._.

    Theo HOÀNG TRANG

    Trả lời:

    Trên boong tàu, các chú thủy thủ bỗng reo ầm lên: “Cá heo!”. Cá heo là bạn của hải quân đấy! Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết: Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thủy lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc..

    Theo HOÀNG TRANG

    Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo viết về bảo vệ Tổ quốc

    Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

    • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về bảo vệ Tổ quốc.
    • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về bảo vệ Tổ quốc.

    Trả lời:

    Em có thể tham khảo một số bài đọc như: Từ ấy, Chị Võ Thị Sáu, Tổ quốc nhìn từ biển,…

    Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

    • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
    • Cảm nghĩ của em.

    Trả lời:

    Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.

    Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa U, Ư

    Câu 1: Viết tên riêng: U Minh

    Câu 2: Viết câu:

    Ước mai này như chú
    Giữ yên biển quê hương.

    HOÀI KHÁNH

    Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Chàng trai làng Phù Ủng

    Câu 1:

    CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

    Theo sách Nghìn xưa văn hiến

    Nghe và kể lại câu chuyện:

    Soạn bài Chú hải quân (trang 66)

    Gợi ý:

    a) Chàng trai ngồi đan sọt ở đâu?

    b) Quân lính phải làm gì để dẹp đường?

    c) Vị vương hầu và chàng trai đã trò chuyện thế nào?

    d) Câu chuyện kết thúc ra sao?

    Trả lời:

    Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau:

    Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề để ý tới cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa phát thanh náo nhiệt. Thế nhưng, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận quá bèn lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy lai láng nhưng chàng trai vẫn không hay biết.

    Kiệu Hưng Đạo Vương đến gần. Lúc ấy, chàng trai mới sực tỉnh và vội đứng dậy vái chào. Hưng Đạo Vương hỏi:

    – Đùi bị đâm chảy máu thế kia ngươi không biết sao?

    Chàng trai đáp:

    – Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý, xin Đại vương xá cho.

    Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng là Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến chiến thuật dùng binh, chàng trai trả lời trôi chảy. Hưng Đạo tỏ lòng mến trọng người tài, đưa theo về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và lập được chiến công lớn.

    Câu 2: Trao đổi:

    • Phạm Ngũ Lão là người như thế nào?
    • Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?

    Trả lời:

    Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

    Em tự liên hệ bản thân để lựa chọn chi tiết mà bản thân yêu thích trong câu chuyện và nói lên cảm xúc của mình.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *