Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 22, 23, 24, 25, 26 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu thuộc phần một: Một số vấn đề kinh tế xã hội thế giới.

Bạn đang đọc: Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Soạn Địa lí 11 Bài 6 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Nội dung chi tiết tài liệu giải SGK Địa Lí 11 Bài 6 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

    Trả lời Hình thành kiến thức mới Địa 11 Bài 6

    I. Một số vấn đề an ninh toàn cầu

    CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy lựa chọn và trình bày ít nhất một vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.

    Gợi ý đáp án

    ♦ An ninh lương thực:

    An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc nguồn lương thực nhập khẩu.

    – Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu. Năm 2021, thế giới có khoảng 2.3 tỉ người (chiếm 29.3% dân số thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó: Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.

    – Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như: các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… làm gián đoạn nguồn cung cấp và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.

    – Khủng hoảng an ninh lương thực làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân, làm phức tạp của các vấn đề về xung đột, khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.

    – Một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực:

    + Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những người ở vùng có nguy cơ cao nhất.

    + Tăng sản xuất lương thực, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp bền vững.

    + Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế…

    + Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp, như: phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,…

    ♦ An ninh nguồn nước:

    – An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về trữ lượng nước, chất lượng để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái, đồng thời cũng là sự đảm bảo trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.

    – Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:

    + Nguồn nước trên hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt do hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong sản xuất.

    + Trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.

    + Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, dẫn đến bất ổn chính trị – xã hội.

    + Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn.

    – Để đảm bảo an ninh nguồn nước cần có sự chung tay của các tổ chức quốc tế và mỗi quốc gia. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:

    + Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động để giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.

    + Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.

    + Mỗi quốc gia đồng thời chủ động và bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đầu tư hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước… để đảm bảo nguồn an ninh nước quốc gia.

    II. Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình

    CH: Dựa vào hình 6.3 và thông tin trong bài, hãy cho biết vì sao cần thiết phải bảo veeh nền hòa bình trên thế giới.

    Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

    Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Bài 6 trang 26

    Luyện tập

    Dựa vào kiến thức đã học, lựa chọn một vấn đề an ninh toàn cầu và hoàn thành sơ đồ.

    Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

    Gợi ý đáp án

    Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

    Vận dụng

    Hãy tìm hiểu về vai trò và một số hoạt động của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hòa bình trên thế giới.

    Gợi ý đáp án

    – Hoạt động gìn giữ hòa bình là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Liên hợp quốc. Từ năm 1948 đến tháng 7/2020, Liên hợp quốc đã triển khai tất cả 70 phái bộ được thành lập; có tới 125/193 nước thành viên Liên hợp quốc đang đóng góp lực lượng cho các phái bộ.

    – Mỗi một hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đều có một đặc thù riêng tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi một cuộc xung đột, sự tham gia của các nước và các bên mà Hội đồng Bảo an quy định chức năng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chức năng của các hoạt động gìn giữ hòa bình có những điểm chung, và có thể phân chia thành hai loại hình chính với những khác biệt nhất định.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *