Soạn bài Ong xây tổ giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 45, 46, 47, 48, 49.
Bạn đang đọc: Soạn bài Ong xây tổ trang 45
Nhờ đó, các em phân biệt ua/uơ, r/d/gi, ên/ênh, nói và đáp lời đồng ý, lời không đồng ý. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Ong xây tổ – Tuần 23 của Bài 2 chủ đề Thiên nhiên muôn màu theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Ong xây tổ Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động – Bài 2: Ong xây tổ
Nói với bạn về nơi ở của các con vật em biết theo gợi ý:
Gợi ý trả lời:
Một số nơi ở của các con vật mà em biết là: con chim ở trong tổ chim trên cành cây, con cá sống dưới nước, con rùa có thể sống vừa dưới nước vừa trên cạn.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 2: Ong xây tổ
Bài đọc
Ong xây tổ
Khi bắt đầu xây tổ, ong bám nhau thành chuỗi. Rồi từng chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hàng, lấy giọt sáp dưới bụng trộn với nước bọt tạo thành một chất đặc biệt để xây tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau, chú khác tiến lên xây tiếp. Còn những bác ong thợ già, những anh ong non thì dùng sức nóng của mình sưởi ấm cho những giọt sáp đã nhào nước bọt của ong thợ trẻ. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước.
Chỉ vài ba tháng sau, tổ ong đã xây xong. Đó là một “toà nhà đặc biệt, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau.
Theo Tập đọc lớp 3, 1983
• Sáp: chất mềm không thấm nước, được một số sâu bọ tạo ra để xây tổ.
• Hồ: chất dính được làm từ bột và nước khuấu chín, dùng để dán.
Câu 1
1. Khi bắt đầu xây tổ, ong làm gì?
2. Ong thợ già, ong thợ trẻ và ong thợ non thực hiện công việc gì để xây tổ?
3. Tổ ong được miêu tả như thế nào?
4. Khi xây tổ, những chú ong có điểm gì đáng khen?
- Làm việc đông vui, nhộn nhịp.
- Đoàn kết, kỉ luật, cùng nhau xây tổ.
- Làm việc liên tục, không nghỉ.
Gợi ý trả lời:
1. Khi bắt đầu xây tổ. ong bám nhau thành chuỗi.
2. Ong thực hiện công việc như sau để xây tổ:
- Những chú ong thợ trẻ lấy giọt sáp dưới bụng trộn với nước bọt tạo thành một chất đặc biệt để xây tổ.
- Những bác ong thợ già và anh ong thợ non thì dùng sức nóng của mình sưởi ấm cho những giọt sáp đã nhào của ong thợ trẻ.
3. Tổ ong được miêu tả giống như một tòa nhà đặc biệt, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau.
4. Khi xây tổ ong, những chú ong có điểm đáng khen là: Đoàn kết, kỉ luật, cùng nhau xây tổ.
Câu 2
a. Nghe – viết: Ong xây tổ (từ đầu đến xây tiếp).
b. Chọn những tổ ong có từ ngữ viết đúng:
c. Chọn tiếng ở từng hũ mật phù hợp với tiếng ở mỗi con ong:
Gợi ý trả lời:
a. Nghe – viết: Ong xây tổ (từ đầu đến xây tiếp).
Ong xây tổ
Khi bắt đầu xây tổ, ong bám nhau thành chuỗi. Rồi từng chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hàng, lấy giọt sáp dưới bụng trộn với nước bọt tạo thành một chất đặc biệt để xây tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau, chú khác tiến lên xây tiếp.
b. Những tổ ong có từ ngữ viết đúng là: xua tay, huơ vòi, khua nước, muôn thuở.
c. Từ ngữ ở hũ mật phù hợp với tiếng ở mỗi con ong là:
- Gieo hạt, reo vui, dang tay và rang lạc.
- Dập dềnh, bệnh viện, rau dền và bện thừng.
Câu 3
Kể tên các tháng trong năm. Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông thường bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào?
Gợi ý trả lời:
Tên các tháng trong năm là: tháng 1 (tháng giêng), tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12 (tháng chạp).
- Mùa xuân: từ tháng 1 đến tháng 3.
- Mùa hạ: từ tháng 4 đến tháng 6.
- Mùa thu: từ tháng 7 đến tháng 9.
- Mùa đông: từ tháng 10 đến tháng 12.
Câu 4
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? ở từng câu trong đoạn văn sau:
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng khẽ trong lá.
Theo Hữu Tưởng
b. Thay ? bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào?
- ?, muôn hoa đua nở.
- ?, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
Gợi ý trả lời:
a. Từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? ở trong đoạn văn là: mùa đông, xuân sang, hè về, thu đến.
b. Từ ngữ thay thế thích hợp là:
- Xuân sang, muôn hoa đua nở.
- Hè về, những đám nay trắng bồng bề trôi.
Câu 5
Nói và nghe
a. Cùng bạn đóng vai hoa hồng và vàng anh để nói và đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống.
b. Đóng vai, nói và đáp lời bày tỏ ý kiến không đồng ý trong từng trường hợp sau:
- Anh trai rủ em trèo cây hái quả chín.
- Bạn rủ em đi tắm sông.
Gợi ý trả lời:
a. Nói và đáp như sau:
- Vàng anh ơi, hót cho mình nghe được không?
- Bạn muốn mình hót bài gì?
- Bạn hót bài nào cũng hay hết. Bạn hót bài bạn yêu thích nhất đi.
- Được, bạn lắng nghe nhé!
b. Đóng vai nói và đáp như sau:
- Nếu anh trai rủ em trèo cây hái quả chín: “Trèo cây rất nguy hiểm, dễ bị ngã xuống dẫn đến gãy chân tay, em nghĩ chúng mình nên đợi bố về hái cho.”
- Bạn rủ em đi tắm sông: “Tắm sông vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng ta không nên đi tắm sông vì nước rất sâu và siết, rất dễ bị đuối nước”.
Câu 6
Thuật việc được tham gia
a. Nói về việc làm của mỗi người trong tranh.
b. Viết 4 – 5 câu về việc dọn dẹp nhà cửa để đón Tết của gia đình em dựa vào gợi ý:
- Việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết diễn ra vào lúc nào?
- Những ai tham gia?
- Công việc của từng người thế nào?
- Em thực hiện công việc đó như thế nào?
- Em cảm thấy thế nào sau khi thực hiện công việc?
Gợi ý trả lời:
a. Việc làm của từng người trong bức tranh là: bố đang lau dọn bàn thờ, mẹ đang cắm hoa và bé gái đang lau kệ tivi.
b. Mẫu 1: (1) Ngày hôm qua, em bắt đầu được nghỉ Tết nên đã được cùng bố mẹ dọn nhà đón năm mới. (2) Nhiệm vụ của em là sắp xếp lại phòng học của mình cho thật gọn gàng. (3) Bố thì lau một lượt các cánh cửa cùng bộ bàn ghế. (4) Còn mẹ thì đem các tấm rèm cửa đi giặt thật sạch rồi lau nhà. (5) Đến trưa, ngôi nhà đã sạch sẽ tinh tươm, sẵn sàng chào đón năm mới 2023.
Mẫu 2: Mỗi năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp – ngày ông công ông táo là cả gia đình em cùng dọn dẹp đón Tết. Ai nấy đều làm việc nhà. Bố thì dọn bàn thờ tổ tiên, em và em trai thì dọn phòng khách, còn căn bếp là nơi mẹ phụ trách tất cả mọi thứ. Em dọn dẹp cẩn thận, sạch sẽ để căn nhà thơm tho đón Tết. Em cảm thấy vừa mệt vừa vui sau khi dọn xong, vui vì gia đình cùng nhau chia sẻ công việc hằng ngày, tưởng như chỉ có mẹ làm.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 2: Ong xây tổ
1. Đọc một truyện về thiên nhiên:
a. Chia sẻ về truyện đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Gợi ý trả lời:
a. Truyện về Thiên nhiên mà em đã đọc là: Chim sơn ca và bông cúc trắng (Theo An-đéc-sen)
b. Phiếu đọc sách:
– Tên truyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng
– Tác giả: An-đéc-sen (Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch)
– Hoạt động + Đặc điểm: Chim sơn ca bị bắt nhốt vào lồng. Bông cúc muốn cứu sơn ca nhưng không làm gì được. Sau đó, nó bị hai cậu bé ngắt rồi bỏ vào lồng cho chim ăn. Sơn ca dù đói nhưng quyết không động đến bông cúc. Bông cúc tỏa hương an ủi chim. Cuối cùng, sơn ca chết trong lồng còn bông cúc thì héo rũ đi.
– Cảm xúc: Thương xót chim sơn ca và bông cúc trắng. Chúng thuộc về tự nhiên, chúng ta không nên bắt nhốt chúng, hãy để chúng được tự do sống trong khoảng trời của riêng chúng.
2. Chơi trò chơi Nhà thơ nhí:
a. Thi đọc các bài thơ về loài vật.
b. Nói 1-2 câu về loài vật được nhắc đến trong bài thơ.
Gợi ý trả lời:
a. Thơ về loài vật
Sư Tử xuất quân
Sư Tử bàn chuyện xuất quân
Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài
Nhỏ to, khỏe yếu muôn loài
Ai ai cũng được tùy tài lập công:
Voi vận tải trên lưng quân bị
Vào trận sao cho khỏe như voi.
Công đồn, Gấu phải kịp thời,
Cáo nhiều mưu kế tính bài quân cơ.
Mẹo lừa địch, phải nhờ chú Khỉ…
Bỗng có người nảy ý tâu Vua:
“Người ta bảo ngốc như Lừa
Nhát như Thỏ Đế, xin chưa vội dùng.”
“Không! – Vua phán – Trẫm dùng cả chứ!
Loại họ ra, đội ngũ không yên
Anh Lừa lo chuyện gạo tiền,
Giấy tờ Thỏ chạy giao liên tài tình.”
Đã rằng khiển tướng, điều binh
Nhìn người giao việc cho tinh mới tài.
Phỏng theo LA PHÔNG-TEN
(Nguyễn Minh dịch)
b. Sư tử là con vật vừa thông minh vừa dũng mãnh. Sư tử biết cách sắp xếp, bày binh bố trận dựa trên ưu điểm của từng loài vật, xứng đáng là chúa tể rừng xanh.