Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn mang đến mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Thông qua dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen trì hoãn công việc các bạn biết cách nắm được các luận điểm luận cứ quan trọng để triển khai bài văn của mình thật hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn
Thói quen trì hoãn là một thói quen xấu của con người. Đây là một hiện tượng bình thường tuy nhiên, nó làm cản trở quá trình hoàn thành công việc. Vậy dưới đây là mẫu dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn chi tiết nhất mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà.
Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn
1. Mở bài
– Dẫn dắt vào đề: Thời gian để hiện thực hóa mục tiêu của mỗi người lại không giống nhau. Có sự khác nhau này không chỉ do định hướng, cách thức thực hiện của con người mà còn bị chi phối bởi thói quen trì hoãn công việc.
2. Thân bài
– Cắt nghĩa:
+ “Công việc” là những mục tiêu, dự định trước mắt mà chúng ta cần thực hiện.
+ “Trì hoãn” là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc.
–> Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc.
– Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người.
–> Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt.
– Thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người.
– Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng.
– Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn
– Trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.
– Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao.
– Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.
3. Kết bài
– Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các bạn nhé!