Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, dành cho học sinh.

Bạn đang đọc: Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 9 sẽ chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đọc các đề bài trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

b. Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau).

Gợi ý:

a. Các đề bài trên gồm phần lệnh (phân tích, cảm nhận…) – có thể không có và nội dung, phạm vi của vấn đề nghị luận (đoạn kết trong bài thơ Đồng chí, tâm trạng của Tản Đà…)

b.

  • Phân tích: phân tách, xem xét đối tượng trên nhiều phương diện…
  • Cảm nhận và suy nghĩ: cảm thụ, ấn tượng riêng về đối tượng…

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

b. Lập dàn bài

c. Viết bài

d. Đọc lại bài và sửa chữa.

b. Cách tổ chức, triển khai luận điểm

Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?

b. Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?

Gợi ý:

a. 

– Phần thân bài: Từ “Nhà thơ đã viết quê hương” đến “tâm hồn thiết tha thành thực của Tế Hanh”.

– Ở phần này, người viết đã ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của con người ở quê hương.

– Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định qua ngôn ngữ, hình ảnh trong bài viết, và liên kết chặt chẽ về nội dung với phần mở bài và kết bài.

b.

– Bài văn có tính thuyết phục, hấp dẫn.

– Bài viết được trình bày bởi những cảm xúc chân thực, giúp người đọc cảm nhận được tình cảm của người viết.

Tổng kết:

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các thành phần:

  • Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
  • Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
  • Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.

III. Luyện tập

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Gợi ý:

– Những tín hiệu mùa thu đặc trưng được cảm nhận qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ).

– Sự bất ngờ, bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như” khi “thu đã về”.

Xem thêm Phân tích khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *