Hóa học 9 Bài 27: Cacbon

Hóa học 9 Bài 27: Cacbon

Giải Hóa học 9 Bài 27 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 5 câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 84 và trong SBT được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Bạn đang đọc: Hóa học 9 Bài 27: Cacbon

Soạn Hóa 9 bài 27 Cacbon được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Hóa học 9 Bài 27: Cacbon

    Lý thuyết Hóa 9 Bài 27: Cacbon

    I. Các dạng thù hình Cacbon

    1. Khái niệm dạng thù hình

    Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

    Ví dụ: nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi O2 và ozon O3.

    2. Những dạng thù hình của cacbon

    – Kim cương.

    – Than chì.

    – Cacbon vô định hình.

    II. Tính chất của Cacbon

    1. Tính chất hấp phụ

    – Than gỗ có tính hấp phụ chất màu tan trong dung dịch.

    – Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, hơi, và chất tan trong dung dịch.

    – Than gỗ, than xương, … mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc.

    2. Tính chất hóa học

    a) Tác dụng với oxi

    Khi đốt cacbon cháy trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt:

    C + O2Hóa học 9 Bài 27: Cacbon CO2

    Ở nhiệt độ cao, cacbon khử được CO2 theo phản ứng

    CO2 + C Hóa học 9 Bài 27: Cacbon2CO

    Do đó, sản phẩm khi đốt cacbon trong không khí, ngoài khí CO2 còn có một ít khí CO.

    C không tác dụng trược tiếp với Cl2, Br2, I2

    b) Tác dụng với oxit kim loại

    – Ở nhiệt độ cao, C khử được oxit kim loại (đứng sau Al) để tạo thành kim loại và khí CO2

    C + CuO Hóa học 9 Bài 27: Cacbon Cu + CO2

    III. Ứng dụng của Cacbon

    – Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức. Trong kĩ thuật, kim cương được dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài.

    – Than chì được dùng làm điện cực; làm nồi, chén để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt; chế tạo chất bôi trơn; làm bút chì đen.

    – Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim để luyện kim loại từ quặng.

    – Than gỗ được dùng để chế thuốc nổ đen, thuốc pháo, chất hấp thụ. Loại than có khả năng hấp thụ mạnh được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hóa chất và trong y học.

    -Than muội được dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giày,…

    Giải SGK Hóa 9 Bài 27 trang 84

    Câu 1

    Dạng thù hình của nguyên tố là gì? Cho hai ví dụ.

    Gợi ý đáp án

    Dạng thù hình của nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hóa học tạo nên.

    Một nguyên tố hóa học có thể tạo ra hai hay nhiều đơn chất. Ví dụ:

    Cacbon có ba dạng thù hình: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

    Photpho có ba dạng thù hình: Photpho trắng, photpho đỏ và photpho đen.

    Câu 2

    Viết phương trình hóa học của cacbon với các oxit sau:

    a) CuO.

    b) PbO.

    c) CO2.

    d) FeO.

    Hãy cho biết loại phản ứng: Vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.

    Gợi ý đáp án

    Phương trình hóa học của phản ứng:

    a) 2CuO + C Hóa học 9 Bài 27: Cacbon 2Cu + CO2

    b) 2PbO + C Hóa học 9 Bài 27: Cacbon 2Pb + CO2

    c) CO2 + C Hóa học 9 Bài 27: Cacbon 2CO

    d) 2FeO + C Hóa học 9 Bài 27: Cacbon 2Fe + CO2

    Trong các phản ứng trên cacbon là chất khử.

    Ứng dụng của cacbon:

    Tùy thuộc vào tính chất mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống, sản xuất, kĩ thuật.

    Ví dụ: Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. Kim cương dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, sao cắt hình.

    Than đá, than gỗ được dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp, chất khử để điều chế một số kim loại kém hoạt động.

    Câu 3

    Hãy xác định công thức hóa học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ bên.

    Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học.

    Gợi ý đáp án

    Công thức hóa học thích hợp của các chất:

    A: CuO;

    B: C (cacbon);

    C: CO2;

    D: Dung dịch Ca(OH)2.

    Khí CO2 sinh ra làm vẩn đục nước vôi trong và tạo kết tủa CaCO3.

    Phương trình hóa học của các phản ứng:

    2CuO + C Hóa học 9 Bài 27: Cacbon 2Cu + CO2

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O.

    Câu 4

    Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.

    Gợi ý đáp án

    Khi đốt cháy than làm cho lượng oxi giảm đồng thời sản phẩm sinh ra là khí CO2, CO, SO2 gây độc cho con người, gây mưa axit, hiệu ứng nhà kính, nên có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Do đó, nên xây lò ở những khu xa dân cư, thoáng mát, đồng thời tăng cường trồng cây xanh để giúp hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí oxi.

    Câu 5

    Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5kg than đá chứa 80% cacbon, biết rằng 1 mol cacbon cháy thì tỏa ra 394kJ.

    Gợi ý đáp án

    mC = 5 . 80 / 100 = 4kg, 1mol C có 12g.

    12g C khi đốt cháy tỏa ra 394kJ.

    Vậy 4000g C khi đốt cháy tỏa ra x kJ.

    x = 400 . 394 / 12 ≈ 131333kJ.

    Giải SBT Hóa 9 Bài 27

    Bài 27.1 

    Người ta đã căn cứ vào tính chất vật lí và tính chất hoá học của than để sử dụng than trong thực tế đời sống như thế nào? Cho thí dụ.

    Lời giải:

    – Dựa vào khả năng hấp phụ của than để hấp phụ các chất độc (dùng trong mặt nạ phòng độc), loại chất bẩn trong lọc đường, lọc dầu thực vật, làm xúc tác cho phản ứng giữa các chất khí.

    – Phản ứng của than với oxi toả nhiều nhiệt cho nên từ lâu than được dùng làm chất đốt, làm nguyên liệu trong quá trình luyện quặng thành gang.

    – Cacbon dùng làm chất khử: 3C + Fe2O3 → 3CO + 2Fe

    Nhiệt độ càng cao, tính khử của cacbon càng mạnh. Người ta dùng cacbon để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.

    Bài 27.2

    Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau và cho biết tính chất hoá học của cacbon (là chất oxi hoá hay chất khử)

    (1) C + CO2to→ CO

    (2) C + Fe2O3to→ Fe + CO

    (3) C + CaO to→ CaC2 + CO

    (4) C + PbO to→ Pb + CO2

    (5) C + CuO to→ Cu + CO2

    Lời giải:

    (1) C + CO2to→ 2CO

    (2) 3C + Fe2O3to→ 2Fe + 3CO

    (3) 3C + CaO to→ CaC2 + CO

    (4) C + 2PbO to→ 2Pb + CO2

    (5) C + 2CuO to→ 2Cu + CO2

    Bài 27.3

    Trong quá trình luyện quặng sắt thành gang, người ta dùng CO làm chất khử. Hãy tính thể tích khí CO (đktc) có thể thu được từ 1 tấn than chứa 90% cacbon, nếu hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 85%.

    Lời giải:

    Khối lượng cacbon trong 1 tấn than: 1000 x 90/100 = 900 kg

    2C + O2 → 2CO

    2 x 12kg 2 x22,4m3

    900kg x m3

    x = 900 x 2 x 22,4/(2×12) = 1680 (m3)

    Thực tế, thể tích khí CO thu được là: 1680 x 85/100 = 1428 (m3)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *