Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống

Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống mang đến 2 đoạn văn mẫu siêu hay dưới đây do Download.vn giới thiệu sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích với các bạn học sinh lớp 12.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống

TOP 2 Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống dưới đây được xây dựng đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng từng phần các bạn có thể dễ dàng lựa chọn tham khảo cho bài văn của mình sắp viết. Vậy dưới đây là đoạn văn mẫu hay nhất mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: đoạn văn viết về bệnh trầm cảm của học sinh, đoạn văn về ý nghĩa của những niềm vui bình dị.

Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống

    Viết đoạn văn về sự nóng giận

    Giận dữ là sự túc giận, phẫn nộ của con người khi bị người khác xúc phạm, hay làm tổn thương. Kiểm soát giận dữ là ý thức được những cảm xúc và nhu cầu trong lòng, tìm cách kiểm soát một cách lành mạnh; thay vì đè nén tức giận, mục tiêu hướng đến là biểu lộ sự tức giận với tinh thần xây dựng. Tác hại của việc mất kiểm soát giận dữ thật khủng khiếp. Nó khiến cơ thể bị tổn hại, thường xuyên căng thẳng ở mức cao khiến sức khỏe tiêu hao; gây tổn thương tâm trí, thường xuyên tức giận sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng của trí não và làm lu mờ suy nghĩ. Nguy hại hơn, nó làm tổn hại mối quan hệ, nó gây ra những vết sẹo dài với những người mình yêu thương nhất, len lỏi vào tình bạn, …; Làm chủ cảm xúc, kiểm soát được cơn giận dữ là năng lực cần phải có ở mỗi con người. Người làm chủ được cơn giận dữ của mình sẽ làm chủ được tình hình, tránh được những hậu quả đáng tiếc, kết nối mối quan hệ bền chặt, đầy tin tưởng với người khác. Người không làm chủ được cơn giận, để cảm xúc bột phát không những khiến cho thân thể bị tổn hại mà còn gây ra xung đột, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả do cơn giận dữ gây ra còn lớn hơn gấp nhiều lần nguyên nhân gây ra nó. Bởi thế, để tránh nhưng xung đột không cần thiết, bạn càn biết cách kiểm soát cơn giận dữ của mình để không làm tổn hại cơ thể và những người ở xung quanh

    Nghị luận 200 chữ về cách kiểm soát cơn tức giận

    Các trạng thái cảm xúc vui, buồn, phẫn nộ trong ta vẫn diễn ra hằng ngày nhưng quan trọng là ta phải biết cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân. Theo tôi, trước khi thể hiện sự phẫn nộ, hãy thử hỏi sự tức giận của bạn liệu có giải quyết được vấn đề hay chỉ làm mọi việc tệ thêm? Người ta nói “Giận quá mất không” quả không sai bởi lẽ, tức giận quá mức không chỉ khiến tổn thương tâm trí, mệt mỏi tinh thần mà còn gây tổn hại mối quan hệ của bạn. Trái lại, người kiểm soát được cơn giận dữ của mình sẽ làm chủ được tình hình, tránh tạo nên những xung đột không đáng có và thường thành công hơn trong cuộc sống. Nếu mỗi người chúng ta đều là những tấm gương sáng về kiềm chế cơn tức giận, ta sẽ có được một xã hội văn minh, tốt đẹp. Vì thế, khi phải đối mặt với cơn giận dữ, thay vì nổi nóng, hãy tìm cách kiềm chế nó, chia sẻ nó với những người yêu thương để giải tỏa. Nên nhớ, cách nhìn tích cực sẽ cải thiện được những ý nghĩ và hành động tiêu cực.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *