Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Văn 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THPT………

BỘ MÔN: NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: VĂN; KHỐI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bài 3: Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ)

1. Đọc

Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại truyện thơ

+ Yếu tố về nội dung: đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh…

+ Yếu tố về hình thức: câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn…

2. Thực hành tiếng Việt

Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp đó.

3. Viết

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)

4. Nói và nghe

Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân

Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)

1. Đọc

Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại văn bản thông tin

+ Đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả.

+ Nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết.

+ Các yếu tố hình thức: bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin…

2. Thực hành tiếng Việt

a. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên.

b. Cách trình bày các phương tiện ấy trong văn bản có gì đáng lưu ý?

c. Chỉ ra tác dụng của từng loại phương tiện trong mỗi văn bản.

3. Viết

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

4. Nói và nghe

Trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

B. ĐỀ THI MINH HỌA CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 11

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa

Đảo tái cát
Khóc oan hồn trôi dạt
Tao loạn thời bình
Gió thắt ngang cây.

Đất hãy nhận những đứa con về cội
Trong bao dung bóng mát của người
Cay hãy gọi bàn tay về hái quả
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…
À ơi tình cũ nghẹn lời

Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.

(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2: Cuộc sống của người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 3: Theo anh/chị, ý nghĩa của hai câu thơ

Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững – Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa là gì?

Câu 4: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ

Đảo tái cát – Khóc oan hồn trôi dạt – Tao loạn thời bình – Gió thắt ngang cây.

Hình ảnh người lính đảo hiện lên hào hùng và cả bi tráng trong thơ Hữu Thỉnh

Câu nghị luận xã hội tích hợp (2,0 điểm): Hình ảnh người lính đảo và thông điệp “kiếp người mong manh” mà nhà thơ gửi gắm ở câu thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của cuộc sống. Hãy thể hiện suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).

II. LÀM VĂN

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (0,5 điểm): Thể thơ tự do.

Câu 2 (0,5 điểm):

Cuộc sống của những người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh (Học sinh kể được tối thiểu ba chi tiết, hình ảnh): bãi cát, nỗi nhớ nhà, đảo tái cát, oan hồn trôi dạt, tao loạn thời bình…

Câu 3 

Ý nghĩa của hai câu thơ:

– Gợi hình ảnh những người lính đảo: ngồi quây quần bên nhau trong sự tĩnh lặng, sự sẻ chia, trong nỗi nhớ quê hương vời vợi, sự gian khổ, vất vả.

– Thể hiện tâm hồn nhạy cảm, giàu yêu thương, tinh thần kiên cường, bền bỉ của họ.

Câu 4 (1,0 điểm):

Hiệu quả:

– Tăng tính hàm súc và gợi tả cho câu thơ.

– Gợi nỗi đau, những mất mát lớn lao trước sự hi sinh của người lính, nỗi đau lan tỏa cả đất trời và gợi lên những nghịch lí oan trái mà người lính thời bình phải chịu. Đó là sự hi sinh thầm lặng để mang lại cuộc sống hòa bình cho Tổ quốc.

Câu nghị luận xã hội tích hợp

– Người lính đảo có cuộc sống rất khó khăn nhưng đó là cuộc sống đầy ý nghĩa. “Kiếp người mong manh” nói về thời gian sống của mỗi cá nhân rất ngắn ngủi, hữu hạn. Bởi vậy, mỗi người đều cần biết tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi đó để tạo nên giá trị cuộc sống.

– Giá trị cuộc sống gồm cả những giá trị vật chất như sức khỏe, tiền bạc… cũng gồm cả những giá trị tinh thần như tri thức, phẩm chất, tâm hồn, sự cống hiến, hi sinh, quan hệ xã hội… Con người cần tạo ra và tích lũy những giá trị đó, đồng thời biết cân bằng và hài hòa giữa các giá trị. Có như vậy mới có được cuộc sống có ý nghĩa và góp phần phát triển xã hội.

– Phê phán những con người chọn lối sống ích kỷ, thực dụng, sống hoài, sống phí.

– Liên hệ bản thân: bản thân là người trẻ tuổi đã sử dụng thời gian như thế nào để sống có ích nhất, đóng góp được nhiều nhất cho xã hội.

II. LÀM VĂN

Xem thêm các bài văn mẫu tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *