Văn mẫu lớp 10: Phân tích 2 khổ đầu Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử mang đến gợi ý cách viết và bài văn mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh lớp 10 tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn phân tích đánh giá đoạn thơ ngày một tốt hơn.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Phân tích 2 khổ đầu bài Mùa xuân chín
Phân tích Mùa xuân chín 2 khổ đầu cực chất dưới đây giúp các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình, giúp các bạn học môn Ngữ văn dễ dàng và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân tích khổ 1 Mùa xuân chín, Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín.
Phân tích 2 khổ đầu bài Mùa xuân chín
Không biết mùa xuân có từ bao giờ, thơ xuân có tự bao lâu mà khi nhắc về đề tài thơ ca, bất kỳ một nhà thi sĩ nào cũng đều tấm tắc. Mùa xuân thổi hồn vào từng vần thơ, từng xúc cảm của nhà thi sĩ. Và với Hàn Mặc Tử “Mùa xuân chín” chính là lúc cảm xúc của tác giả thêm tròn đầy. Trong đó, ở hai khổ thơ đầu là những ý nghĩ đầy tinh tế về khung cảnh mùa xuân cùng hạnh phúc lứa đôi của con người.
Mở đầu bài thơ, mùa xuân được bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang”
Thiên nhiên của mùa xuân hiện ra ngập tràn sắc vàng của nắng, hòa lẫn trong làn sương khói mờ ảo đầy huyền bí. “Nắng ửng” kết hợp cùng “khói mơ tan” khiến người ta hình dung những làn sương mờ ảo lấp ló ánh nắng tạo nên khung cảnh đẹp mê hồn. Sắc vàng ấy cũng trở nên rực rỡ hơn với “mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Trong khung cảnh ấy, kỳ lạ thay khi bắt gặp một thanh âm thú vị “sột soạt” mà theo nhà thơ đó là tiếng “gió trêu tà áo biếc”. Có thể thấy, biện pháp đảo ngữ và nhân hóa đã được nhà thơ sử dụng một cách thật tài tình.
“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
Từ cảnh thu, Hàn Mặc Tử bỗng chuyển dần sang bức tranh tình mùa thu. Bức tranh của tâm cảnh tâm tình. “Xuân xanh” là nghệ thuật ẩn dụ mà tác giả sử dụng để chỉ về những cô gái đẹp. Tuổi xuân của họ rực rỡ như mùa xuân đất trời. Niềm vui của những cô thôn nữ hòa vào tiếng hát hòa vào không khí tình xuân. Để rồi khi tình cảm kết trái, lại “có kẻ” đi theo tiếng gọi của con tim mà “bỏ cuộc chơi”. Đó là sự đơm hoa kết trái, là kết quả nên vợ nên chồng. Niềm vui hạnh phúc ấy còn được thể hiện trong cả “tiếng hát trên đồi”. Đó là tiếng hát của nước của mây của thiên nhiên và con người hòa vào một.
Thơ Hàn Mặc Tử luôn là một thế giới nội tâm đầy mãnh liệt với những khung bậc cảm xúc được đẩy lên tột cùng. Ở Mùa xuân chín, tác giả đã cho người đọc thấy được bức tranh xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống cùng thứ tình cảm trữ tình xuyên suốt hai khổ thơ đầu.