Giáo án Mĩ thuật 8 sách Cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 8 sách Cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 8 Cánh diều được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 5 Thiết kế trang trí bao bì bằng giấy theo chương trình sách giáo khoa mới. Qua đó giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Mĩ thuật lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Giáo án Mĩ thuật 8 sách Cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 8 Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 8 Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: THIẾT KẾ TRANG TRÍ BAO BÌ BẰNG GIẤY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được giá trị công năng sử dụng và trang trí của hộp giấy.
  • Trình bày được cấu tạo và cách thiết kế, tạo hình hộp giấy.
  • Thiết kế, trang trí được sản phẩm hộp giấy phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Có ý thức sử dụng những vật liệu thân thiết với môi trường.

2. Năng lực

Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học, một trong giao tiếp và hợp tác) thông qua các biểu hiện:

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sưu tầm tranh, ảnh về bao bì bằng giấy.
  • Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
  • Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để sáng tạo hoạ tiết, cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
  • Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu để thực hành tạo sản phẩm.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được giá trị công năng sử dụng và trang trí của hộp giấy.
  • Sáng tạo thẩm mĩ: Lên ý tưởng, thiết kế, trang trí được sản phẩm hộp giấy phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Phân tích, đánh giá thẩm mĩ: Mô tả được cấu tạo và cách thiết kế, tạo hình hộp giấy. và liên hệ thực tiễn.

3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và bồi dưỡng cho HS những phẩm chất như: đức tính kiên trì, chăm chỉ, biết giữ gìn và trân trọng sản phẩm mĩ thuật thông qua một số hoạt động và biểu hiện chủ yếu sau:

  • Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, thực hành đầy đủ, tích cực tham gia hoạt động học tập, sáng tạo sản phẩm.
  • Thẳng thắn đóng góp ý kiến và xây dựng bài; phê phán các hành vi không phù hợp trong học tập và trong cuộc sống.
  • Giữ gìn và bảo vệ sản phẩm mĩ thuật của mình làm ra, luôn tôn trọng sản phẩm và sự sáng tạo của bạn cũng như người khác.
  • Bước đầu hiểu và có ý thức tôn trọng bản quyền thương hiệu, không vi phạm thương hiệu sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Giấy, bút chì, bút màu, thước kẻ,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Mĩ thuật 8.
  • Họa phẩm, màu vẽ, bìa, bút, giấy, bút chì, bút màu, thước kẻ,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số hiểu biết thức tế về bao bì bằng giấy và phân loại bao bì bằng giấy.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về bao bì bằng giấy và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về cách phân loại bao bì bằng giấy.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bao bì bằng giấy và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số bao bì bằng giấy:

– GV yêu cầu HS trả lời:

+ Theo em, bao bì bằng giấy được phân thành mấy nhóm?

+ Em đã sử dụng bao bì bằng giấy trong trường hợp nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát GV trình hình ảnh, vận dụng thực tế cuộc sống để trả lời câu hỏi.

– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời câu hỏi: Tùy thuộc vào sản phẩm, mục đích sử dụng, chất liệu… mà hộp giấy được phân loại thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau.

+ Theo công dụng: xét về góc cạnh tiếp xúc với sản phẩm, bao bì được chia thành bao bì trong và ngoài.

  • Bao bì trong: Là lớp bao bì tiếp xúc trực tiếp tới sản phẩm, có ảnh hưởng gần nhất tới việc bảo quản.
  • Bao bì ngoài: Là lớp ngoài cùng nhằm đảm bảo cả về mặt chất lượng và số lượng hàng hoá bên trong. Bao bì ngoài thường cứng cáp, chịu lực cao, để bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.

+ Theo số lần sử dụng:

  • Bao bì giấy dùng một lần: Là loại được dùng 1 lần và không có khả năng tái sử dụng, như bộ dụng cụ giấy (ly giấy, chén dĩa giấy, ống hút giấy…) hoặc các sản phẩm trang trí tiệc bằng giấy (hoa giấy, cờ giấy…).
  • Bao bì dùng nhiều lần: sản phẩm của bao bì có khả năng tái sử dụng nhiều lần ví dụ như túi giấy, hộp cứng quà tặng, hộp cao cấp…

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Thiết kế trang trí bao bì bằng giấy.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận thức

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Biết được công năng sử dụng của hộp giấy.

– Nêu được cấu tạo và đặc điểm về hình dáng của hộp giấy.

– Trình bày được một số suy nghĩ, cảm nhận về thông điệp của bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh về hộp giấy SHS tr.19, 20 và trả lời các câu hỏi SHS.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về công năng sử dụng, cấu tạo và đặc điểm về hình dáng của hộp giấy và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về hộp giấy SHS tr.19, 20:

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình ảnh trên, em hãy cho biết:

+ Công năng sử dụng của hộp giấy.

+ Cấu tạo và đặc điểm về hình dáng của hộp giấy.

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Chia sẻ suy nghĩ của em về thông điệp của bài học này.

– GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về hộp giấy:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày về công năng, cấu tạo và đặc điểm hình dáng của hộp giấy.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV mở rộng kiến thức:

+ Hộp giấy và các sản phẩm bao bì từ giấy có thể dễ dàng tái chế, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, không gây ô nhiễm môi trường nên được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sản xuất, sử dụng thay vì bao bì ni lông hay nhựa.

+ Trang trí hộp giấy theo phong cách nghệ thuật hiện đại là xu hướng phổ biến trong mĩ thuật ứng dụng.

– GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát, nhận thức

– Công năng sử dụng của hộp giấy: Hộp giấy được dùng để chứa đựng, bảo quản, trưng bày hay vận chuyển các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng.

– Cấu tạo của hộp giấy:

+ Giấy bìa cứng: có cấu tạo bởi một lớp giấy có định lượng cao.

+ Giấy carton: có cấu tạo với giấy carton 3 lớp, 5 lớp và 7 lớp kết hợp lớp giấy bồi bên ngoài để đảm bảo yêu cầu về in ấn.

– Đặc điểm hình dáng của hộp giấy:

+ Phổ biến với các mặt hàng sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

+ Đựng sản phẩm có mặt ngoài thiết kế chứa đựng hình ảnh sản phẩm, logo thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp rộng rãi đến người tiêu dùng.

=> Kết luận:

Thông điệp của bài học:

– Có thể dễ dàng tái chế hộp giấy cũ thành nhiều sản phẩm thông dụng khác.

– Cần tích cực sử dụng hộp giấy thay cho hộp nhựa. Hộp giấy vô cùng thân thiện với môi trường vì sản phẩm dễ phân huỷ trong thời gian ngắn.

Hoạt động 2: Sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Nắm được các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy.

– Thiết kế, trang trí được sản phẩm hộp giấy phù hợp với mục đích sử dụng.

b.Nội dung:

– GV hướng dẫn các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy.

– GV yêu cầu HS thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích.

c. Sản phẩm: Sản phẩm hộp giấy phù hợp với mục đích sử dụng của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm ý tưởng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thảo luận về các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV hướng dẫn các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy và thảo luận nhóm đôi.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Thực hành – Tạo hình hộp giấy và trang trí sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình 1 – 4 SHS tr.21.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cho biết: Nêu các bước tạo hình hộp giấy và trang trí sản phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm đôi.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các bước tạo hình hộp giấy và trang trí sản phẩm.

GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thức.

– GV nêu một số lưu ý trước khi HS thực hành thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích.

– GV trình chiếu cho HS tham khảo một số SPMT của HS:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện thiết kế hộp đựng bằng giấy theo hướng dẫn và gợi ý của GV.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS hoàn thành sản phẩm thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá phần luyện tập của HS và chuyển sang nội dung mới.

2. Sáng tạo

2.1. Tìm ý tưởng

– Xác định nội dung, chủ đề.

– Chọn hình tượng/ họa tiết chính.

– Xác định phương pháp thực hành.

2.2. Thực hành – Tạo hình hộp giấy và trang trí sản phẩm

– Bước 1: Vẽ các mặt của hộp lên giấy.

– Bước 2: Cắt và tạo hình hộp.

– Bước 3: Vẽ trang trí lên hộp giấy.

– Bước 4: Vẽ màu và hoàn thiện sản phẩm.

2.3. Luyện tập – Thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích

– Nên sử dụng loại giấy bìa đề giúp đảm bảo độ bên của hộp giấy.

– Trước khi gấp hộp giấy, cần tạo ra các nếp gấp đề định hình các cạnh, mỗi nếp gấp cần gập thật chặt để phân biệt rõ các cạnh.

– Có thể trang trí bằng hình thức vẽ, cắt, dán…. lên hộp giấy theo những chủ đề khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THẢO LUẬN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm, trao đổi, thảo luận với bạn về sản phẩm theo gợi ý SHS.

b. Nội dung: GV chia HS thành các nhóm, hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung SHS.

c. Sản phẩm: HS chia sẻ về SPMT trước lớp và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

– GV hướng dẫn HS trình bày sản phẩm thiết kế hộp đựng bằng giấy trong nhóm.

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận về sản phẩm mĩ thuật thiết kế bằng giấy theo nội dung sau:

+ Ý tưởng và cách sử dụng sản phẩm.

+ Quá trình làm ra sản phẩm hộp giấy.

+ Nhận xét, góp ý về sản phẩm của bạn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo nhóm, trưng bày sản phẩm và trao đổi về sản phẩm mĩ thuật thiết kế bằng giấy theo gợi ý SHS.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, chia sẻ trước lớp về các nội dung theo gợi ý SHS.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá phần trao đổi của các nhóm.

– GV chuyển sang nội dung mới.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, thiết kế hộp từ giấy, bìa,…góp phần bảo vệ môi trường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thiết kế hộp từ giấy, bìa,…góp phần bảo vệ môi trường.

c. Sản phẩm: Sản phẩm thiết kế hộp từ giấy, bìa,…của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS thực hiện: Để giảm thiểu rác thải nguy hại từ hộp

nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, em hãy làm những chiếc hộp từ giấy, bìa…. để đựng đồ khi có thể.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, nhu cầu thực tế để làm những chiếc hộp từ giấy, bìa….

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá.

– GV tổng kết và kết thúc bài học:

+ Hộp giấy có thể được tạo hình bằng cách vẽ các mặt và nhiều kiểu gập khác nhau.

+Hộp giấy có thể được tạo ra từ vật liệu tái chế.

+ Việc sử dụng hộp nhựa là một trong những tác nhân gây nguy hại đến môi trường. Vì thế, cần tích cực sử dụng hộp giấy thay cho hộp nhựa.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

– Hoàn thành sản phẩm thiết kế những chiếc hộp từ giấy, bìa….

– Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Tìm hiểu nghệ thuật hiện đại thế giới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *