Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy sản giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 119, 120, 121, 122, 123 thuộc Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam.
Bạn đang đọc: Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy sản
Soạn Địa lý 8 Bài 8 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về các hệ thống sông lớn ở nước ta. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8 mời các bạn cùng theo dõi.
Giải Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy sản
Giải câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa lí 8 Bài 8
1. Đặc điểm sông ngòi
Câu hỏi trang 119: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy: Xác định trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
Trả lời:
– Hướng dẫn: Học sinh quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định dựa trên màu sắc, kí hiệu.
Câu hỏi trang 119: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy: Phân tích đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.
Trả lời:
– Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước
+ Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km.
+ Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2, ở đồng bằng mật độ có thể cao hơn, từ 2 – 4 km/km2.
+ Dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông.
– Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa
+ Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Trong đó, hệ thống sông Mê Công chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước.
+ Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm tới 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.
– Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính
+ Sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam (ví dụ: sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,..) và vòng cung (ví dụ: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,..).
+ Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam – tây bắc (ví dụ: sông Kỳ Cùng), đông – tây (ví dụ: sông Srêpôk, sông Sê San,..).
+ Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông.
– Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt
+ Chế độ dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.
+ Nguyên nhân: do nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa.
2. Một số hệ thống sông lớn ở nước ta
Câu hỏi trang 121: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy: Xác định trên bản đồ một số hệ thống sông lớn.
Câu hỏi trang 121 Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy: Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của một hệ thống sông lớn ở nước ta
3. Vai trò của hồ, đầm và nước ngầm
Câu hỏi trang 122 Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích vai trò của hồ đầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Địa 8 Bài 8
Luyện tập 1
Lập sơ đồ thể hiện đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
Trả lời:
(*) Sơ đồ:
Luyện tập 2
Tìm ví dụ cụ thể về vai trò của hồ đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: Tìm hiểu về vai trò của hồ thủy lợi Dầu Tiếng
* Trình bày:
– Hồ Dầu Tiếng l à hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước .
– Vai trò:
+ Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp thuộc các tỉnh: Tây Ninh, BÌnh Dương, Bình Phước, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh; g óp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất .
+ Tận dụng diện tích mặt nước và dung tích hồ để nuôi cá.
+ Phát triển du lịch.
+ Cải tạo môi trường, sinh thái.
+ Cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trong vùng khoảng 100 triệu m³ mỗi năm.
Vận dụng 3
Viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông, hồ hoặc hồ, đầm ở nước ta mà em biết.