Kết bài Hoàng Lê nhất thống chí bao gồm 25 mẫu kết bài cô đọng, súc tích nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nhanh chóng viết đoạn kết bài phân tích tác phẩm, phân tích hình tượng vua Quang Trung… thật hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp kết bài Hoàng Lê nhất thống chí hay nhất (25 mẫu)
Một kết bài hay, súc tích phải tổng kết được những nội dung cốt lõi của bài viết, để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Với 25 kết bài Hoàng Lê nhất thống chí trong bài viết dưới đây của Download.vn, các em sẽ có thêm nhiều vốn từ, nhanh chóng viết đoạn kết bài thật hay.
Tổng hợp kết bài Hoàng Lê nhất thống chí hay nhất
Kết bài phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 1
Hồi thứ 14 trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí thể hiện rõ xu thế lịch sử của nước ta thế kỉ 18. Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức, các tác giả Ngô Gia Văn Phái vốn là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và ghi nhận chân thực chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 2
Khép lại đoạn trích “Hồi thứ mười bốn” người đọc thấy được những âm mưu tàn ác của quân xâm lược phương Bắc đối với dân tộc ta. Đồng thời, qua đoạn trích ta càng cảm thấy tự hào hơn về truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc Việt Nam, thấm thía và biết ơn sâu sắc những con người anh hùng, trong đó có nhà vua, nhà quân sự tài ba Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 3
Qua hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê Nhất thống chí, tác giả đã cho người đọc một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chiến thắng oanh liệt vẻ vang của nhân dân ta trước kẻ thù. Đồng thời còn cho thấy sự thất bại thảm hại của nhà Thanh, và sự đáng thương của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 4
Cuộc đại phá quân Thanh xâm lược là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Người làm nên kỳ tích ấy là Quang Trung – Nguyễn Huệ, vị “anh hùng áo vải” vừa có tài thao lược vừa luôn hết lòng vì dân, vì nước. Trang sử hào hùng ấy đã được ghi lại bởi Ngô gia văn phái – nhóm tác giả đã vượt qua những tư tưởng phong kiến có hữu để tái hiện lịch sử một cách chân thực.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 5
Bằng quan điểm lịch sử chân chính của các sử gia, Ngô gia văn phái đã ghi lại một cách chân thực và sắc nét hình ảnh hào hùng của người anh hùng áo vải Quang Trung. Bên cạnh đó là sự thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống và sự thất bại nhục nhã của quân tướng nhà Thanh. Đoạn trích được trần thuật theo dòng thời gian, giọng điệu linh hoạt, khi trầm buồn, khi gấp gáp, hối hả đã cho thấy tài năng kể chuyện bậc thầy của tác giả.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 6
Nghệ thuật kể chuyện, bút pháp miêu tả nhân vật lịch sử (Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị) rất chân thực và sinh động tạo nên những trang văn hào ùng tuyệt đẹp vừa giàu giá trị văn chương, vừa mang tính lịch sử sâu sắc.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 7
Đoạn trích “Hồi thứ mười bốn” của Hoàng Lê nhất thống chí cho ta thấy được những âm mưu tàn độc của quân xâm lược đối với dân tộc ta. Đoạn trích cũng cho ta thấy được vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết dân tộc và tài thao lược, mưu tính tuyệt vời của một con người kiệt xuất vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 8
Như vậy, hình ảnh vua Quang Trung Nguyễn Huệ được các tác giả Ngô Gia văn phái khắc họa một cách sống động,chân thực hình tượng của một người anh hùng trí tuệ, oai phong lẫm liệt. Điều đáng nói ở đây là các tác giả Ngô gia thuộc nhà Lê mà viết về Quang Trung trên tinh thần ngợi ca như vậy, tức là đứng trên lập trường dân tộc để phản ánh. Điều đó càng làm cho tác phẩm mang nhiều giá trị hơn.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 9
Hồi thứ mười bốn của “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái cùng toàn bộ tác phẩm thực sự là những áng văn – sử chân thực, sinh động. Tập thể nhà văn chẳng những thể hiện thành công vai trò “thư ký của thời đại” của mình mà còn để lại trong lịch sử văn học dân tộc một dấu ấn đậm nét của tài năng và tâm đức.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 10
Nhưng có lẽ họ Ngô đã hoài công. Tình cảm xót xa có lẽ đã không thể truyền vào lòng của số đông người đọc truyện. Bởi trước đó, người viết đã quá thành công trong việc dựng lên chân dung của một triều đại không còn sức sống: một triều đại cần phải chia tay, phải đưa tiễn xuống mồ một cách vui vẻ chứ không phải một cách buồn đau. Người viết cũng đã quá thành công trong việc tạo ra cảm giác: chiến thắng oai hùng này quả thật là thuộc về người xứng đáng, quân khởi nghĩa Tây Sơn dưới sự dẫn dắt của vị anh hùng dân tộc Quang Trung.
Kết bài phân tích Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 11
Qua đoạn trích trên, nhóm tác giả đã đem đến cho người đọc một bức tranh “toàn bích” về vị anh hùng oai phong, lẫm liệt và tài giỏi Quang Trung. Đó cũng chính là tấm gương sáng để chúng ta cần học hỏi và noi theo về tinh thần quả cảm, yêu nước. Lòng yêu nước chính là sức mạnh vĩ đại giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 1
Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 2
Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn ” Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 3
Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: Lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 4
Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 đã tạc lên tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ thành công xuất sắc. Ông là con người toàn tài, vị vua anh dũng, sáng suốt, đánh tan quân xâm lược, đem lại độc lập cho dân tộc. Vẻ đẹp trí tuệ của vua Quang Trung cũng chính là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp, khí phách của dân tộc Việt Nam.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 5
Người anh hùng Nguyễn Huệ, một người tướng lĩnh tài ba, vị minh quân của dân tộc qua từng trang viết được khắc hoạ thật rõ nét. Qua đó, ta thêm tự hào về truyền thống yêu nước, về những danh nhân của thời đại xưa. Từ đó, cố gắng học tập, rèn luyện và hoàn thiện để bản thân mỗi ngày thật mạnh mẽ, trưởng thành, sống với lý tưởng yêu nước mà ông cha đã gìn giữ, phát huy.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 6
Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã nhắc ta nhớ về một thời đại vàng son trong lịch sử dân tộc , tăng thêm ý thức dân tộc, tự nhắc mình phải tiếp bước cha ông trên con đường xây dựng, bảo vệ đất nước.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 7
Cùng tìm hiểu chi tiết về hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí, bên cạnh bài Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích và nêu cảm nghĩ về hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí, Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí, Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích hồi thứ mười bốn để chứng minh nhận xét: Hoàng Lê nhất thống chí… những trang viết thực và hay để củng cố thêm kiến thức cho mình.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 8
Trích đoạn đã cho chúng ta thấy được toàn bộ vẻ đẹp oai hùng, dũng mãnh của vua Quang Trung trước kẻ thù xâm lược, ông là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam. Vị anh anh ấy mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 9
Tóm lại “Hoàng Lê nhất thống chí” và “Hồi thứ 14” không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị văn học độc đáo, rất tiêu biểu cho thể loại tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá hai mươi chín vạn quân Thanh. Đây chính là nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật – một trong các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 10
Nói tóm lại, hồi mười bốn của tác phẩm “Hoàng Lê Nhất thống chí” đã phác họa thật rõ bức chân dung vị anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung đầy oai phong với trí tuệ sáng suốt, với hành động quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng và có tài điều binh khiển tướng như thần. Hình ảnh vua Quang Trung sẽ mãi là niềm tự hào đối với mỗi con người Việt Nam để rồi mỗi khi nhắc đến là ai cũng tỏ ra đầy sự kính phục và ngưỡng mộ vô cùng vì có một vị tướng tài ba như vậy.
Kết bài phân tích hình tượng vua Quang Trung – Mẫu 11
Các tác giả Ngô gia văn phái với ngòi bút thần của mình đã làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – một niềm tự hào lớn của cả dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc ta. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã trở thành niềm tự hào của nhân dân muôn đời, biểu tượng cho truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của con người Việt Nam.
Kết bài Thuyết minh tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Kết bài Thuyết minh Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 1
Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: ”Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cử ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả. Đó là cái giỏi, cũng là cái tâm của người cầm quân.
Kết bài Thuyết minh Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 2
Với sức mạnh đạp cửa xông vào liều mình như chẳng có, tướng từ trên trời rơi xuống, tướng từ dưới đất chui lên khiến cho quân Thanh cuống cuồng như chảo nóng, dẫm đạp lên nhau chạy trốn. Tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn, còn Tôn Sĩ Nghị người không thèm mặc áo giáp, ngựa không thèm gióng lên cứ nhằm hướng Bắc mà chạy.
Kết bài Thuyết minh Hoàng Lê nhất thống chí – Mẫu 3
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái đã cho ta thấy rõ giai đoạn lịch sử từ khi chúa Trịnh Sâm lên ngôi chúa đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua năm 1802. Đồng thời nó cũng tái hiện rõ hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ rất hào hùng, chân thực. Tác phẩm nói chung và hồi 14 nói riêng sẽ luôn là những chương truyện lịch sử hay, đúng đắn, thể hiện niềm tự hào dân tộc vô cùng mạnh mẽ.