Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng đề minh họa có đáp án giải chi tiết.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo.
I. Nội dung ôn luyện giữa kì 1 Ngữ văn 7
1. Phần Đọc hiểu:
– Thể loại Thơ bốn chữ, năm chữ và Truyện ngụ ngôn: Ngữ liệu chọn ngoài SGK.
+ Hiểu những đặc điểm của Thơ bốn chữ, năm chữ thể hiện qua văn bản: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh; từ ngữ; tính biểu cảm; thông điệp.
+ Hiểu những đặc điểm của Truyện ngụ ngôn thể hiện qua văn bản: đề tài; cốt truyện, sự kiện; tình huống; nhân vật; không gian, thời gian; bài học.
+ Hiểu được ý nghĩa chi tiết trong văn bản.
+ Tìm được những văn bản ở “Bài 1” và “Bài 2” (SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo) có cùng thể loại, cùng chủ điểm.
+ Hiểu được ý nghĩa của “Tiếng nói của vạn vật” và “Bài học cuộc sống”.
– Tiếng việt:
Phó từ và dấu chấm lửng: nhận diện phó từ, công dụng của dấu chấm lửng trong ngữ cảnh cụ thể.
2. Phần vận dụng:
Đặt câu có sử dụng phó từ hoặc dấu chấm lửng theo yêu cầu.
– Câu đúng về hình thức, đặc điểm ngữ pháp (có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ).
– Có sử dụng phó từ hoặc dấu chấm lửng theo yêu cầu.
– Nội dung rõ ràng, hợp lý theo yêu cầu.
3. Phần vận dụng cao:
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
II. Cấu trúc đề thi giữa kì 1
1. Đọc – hiểu: 4.0 điểm
– Văn bản Thơ bốn chữ, năm chữ; Truyện ngụ ngôn (Chọn ngữ liệu ngoài SGK)
– Tiếng việt: Phó từ; Dấu chấm lửng.
– Gồm 08 câu trắc nghiệm:
+ 07 câu cho phần văn bản.
▪ Thể loại.
▪ Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm.
▪ Về đặc điểm Thơ bốn chữ, năm chữ: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh, từ ngữ; thông điệp.
▪ Về đặc điểm Truyện ngụ ngôn: đề tài; cốt truyện, sự kiện; tình huống; nhân vật; không gian, thời gian; bài học.
▪ Ý nghĩa chi tiết trong văn bản.
+ 01 câu cho phần Tiếng Việt: Nhận diện phó từ, công dụng của dấu chấm lửng trong ngữ cảnh cụ thể.
2. Vận dụng: 1.0 điểm
3. Vận dụng cao: 5.0 điểm
III. Đề thi minh họa giữa kì 1 Ngữ văn 7
ĐỀ SỐ 1
TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
1. Lưng mẹ còng rồi 5. Cau ngày càng cao 9. Ngày con còn bé |
13. Một miếng cau khô 17. Ngẩng hỏi giời vậy (“Mẹ”, Đỗ Trung Lai, Sách Cánh diều) *Chú thích (1), (2) Bổ tư, bổ tám: bổ quả cau làm bốn miếng, tám miếng. |
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
A. Năm chữ
B. Tám chữ
C. Lục bát
D. Bốn chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3. Khổ thơ thứ nhất có sử dụng
A. Vần lưng: “Lưng-mẹ”
B. Vần lưng: “Cau-đầu”
C. Vần chân: “thẳng-trắng”
D. Vần chân: “Cau-Cau”
Câu 4. Nhịp trong câu thơ thứ ba là
A. 2/2
B. 2/1/1
C. 1/3
D. 3/1
Câu 5. Trong bài thơ có hai phó từ giống nhau lặp lại. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Phó từ “vẫn” trong câu thơ Cau thì vẫn thẳng
A. bổ sung ý nghĩa về sự phủ định
B. bổ sung ý nghĩa về mức độ
C. bổ sung ý nghĩa về kết quả
D. bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự
Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: vẫn, đã
Lưng mẹ ……còng rồi.
Câu 8. Bài thơ trên khuyên chúng ta điều gì?
A. Biết yêu quý cây cau.
B. Biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương mẹ.
C. Biết cố gắng học tập.
D. Biết tự chăm sóc bản thân.
Câu 9. Qua bài thơ, em cảm nhận gì về tình cảm của người con dành cho mẹ?
Câu 10. Từ việc đọc hiểu bài thơ, em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi của người thân?
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (Không được kể lại ngữ liệu đã có trong sách Ngữ văn 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo).
——-HẾT——-
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
|
1 |
D |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
C |
0,5 |
|
4 |
C |
0,5 |
|
5 |
A |
0,5 |
|
6 |
D |
0,5 |
|
7 |
đã |
0,5 |
|
8 |
B |
0,5 |
|
9 |
Tình cảm của người con dành cho mẹ: dõi theo từng ngày sự gia nua của mẹ; cảm thấy xót đau khi mẹ ngày một già yếu đi. |
1,0 |
|
10 |
Cảm xúc khi nhận ra những thay đổi của người thân: + Lo lắng + Yêu thương |
0,5 0,5 |
II. |
VIẾT |
4,0 |
|
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tư sự Mở bài giới thiệu được trải nghiệm, Thân bài triển khai được các sự việc, Kết bài nêu được ý nghĩa của câu chuyện. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một trải nghiệm của bản thân. |
0,25 |
|
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: Mở bài (0.25 điểm): Dùng ngôi thứ nhất giới thiệu sơ lược về trải nghiệm; dẫn dắt chuyển ý gợi sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Thân bài (2.0 điểm): – Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng. – Kết hợp kể với tả và biểu cảm (Điều gì đã xảy ra? Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? Điều gì khiến em nhớ nhất qua trải nghiệm? Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?) Kết bài (0.25 điểm): Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
2,5 |
|
|
c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0.5 |
|
|
d. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0.5 |
|
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
………………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo