Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào

Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào

Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào là một trong những kiến thức trọng tâm được học trong chương trình môn Sinh học 10 áp dụng cả 3 bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bạn đang đọc: Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào

So sánh các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào mang đến gợi ý trả lời chi tiết nhất. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức để học tốt môn Sinh học. Đồng thời nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 1 trang 70 Sinh học 10 sách Kết nối tri thức.

Phân biệt hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào

    Câu 1 trang 70 Sinh học 10 Kết nối tri thức

    Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào bằng cách hoàn thành bảng.

    Trả lời Câu 1 trang 70 Sinh học 10

    Khái niệm

    Thành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyển

    Đặc điểm chất được vận chuyển

    Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển

    Vận chuyển thụ động

    – Là kiểu khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp (xuôi chiều gradient nồng độ), không tiêu tốn năng lượng.

    – Lớp kép phospholipid

    – Kênh protein xuyên màng

    – Có nồng độ cao hơn trong tế bào

    – Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cũng như thành phần hóa học của lớp phospholipid kép.

    – Khuếch tán tăng cường còn phụ thuộc vào số lượng kênh protein trên màng, sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng.

    Vận chuyển chủ động

    – Là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

    – Kênh protein xuyên màng

    – Có nồng độ thấp hơn trong tế bào

    – Muốn bơm hoạt động, tế bào phải tiêu tốn năng lượng ATP.

    Thực bào và xuất bào

    – Thực bào là hình thức tế bào lấy các phân tử có kích thước lớn, thậm chí là cả một tế bào, nhờ sự biến dạng màng tế bào.

    – Xuất bào là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.

    – Màng tế bào

    – Protein thụ thể

    – Các phân tử có kích thước lớn

    – Cần có sự biến dạng của màng tế bào và cần sử dụng năng lượng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *