Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Chân trời sáng tạo

Để giúp học sinh chuẩn bị bài, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 32, thuộc sách Kết nối tri thức, tập 2.

Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32

Câu 1. Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

a. Tại sao bạn ấy hay….chém gió?

b. Không chỉ sở hữu thành tích học tập khủng, Nam còn đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ của trường.

Gợi ý:

a. chém gió: nói khoác, không đúng với sự thật

b. khủng: chỉ cái gì to lớn, vĩ đại

Câu 2. Tìm ít nhất ba biệt ngữ xã hội của giới trẻ và điền thông tin vào bảng dưới đây.

Biệt ngữ xã hội

Ý nghĩa

trúng tủ

trúng vào những gì mình đã đoán trước và đã đặc biệt học kĩ, nắm vững để đi thi

phao

tài liệu mang vào phòng thi để sao chép, gian lận

ngỗng

điểm không

Câu 3. Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?

Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không nên sử dụng các biệt ngữ xã hội. Vì biệt ngữ xã hội chỉ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó, có phạm vi giao tiếp hạn chế, chủ yếu được dùng trong tầng lớp xã hội tạo ra nó và trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức.

Câu 4. Đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Phủ ghẻ “nổ” một tràng khiến Cường tắt đài. Nó nghệt mặt một hồi rồi ngơ ngẩn hỏi lại:

– Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò phá đám.

a. Tìm biệt ngữ xã hội của giới trẻ trong đoạn trích trên

b. Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng gì?

Gợi ý:

a. Biệt ngữ xã hội: nổ, tắt đài

b. Tác dụng: làm cách diễn đạt trở nên gần gũi với giới trẻ, làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn.

Câu 5. Hiện nay, giới trẻ có những cách nói như: thất bại vì ngại thành công, liệu cơm không gắp nổi mắm. Những cụm từ này xuất phát từ những thành ngữ, tục ngữ nào? Tìm thêm các trường hợp tương tự.

– Thành ngữ:

  • Thất bại là mẹ thành công
  • Liệu cơm gắp mắm

– Một số trường hợp như: Quả báo nhãn lồng, Cây ngay vẫn chết đứng,…

Câu 6. Xác định thành ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành ngữ ấy:

Tôi ba chân bốn cảng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép.

(Đỗ Chu, Bông Chanh đỏ)

  • Thành ngữ: ba chân bốn cẳng
  • Tác dụng: làm cách diễn đạt giàu hình ảnh, trở nên cảm xúc hơn.

Câu 7. Em hãy viết đoạn văn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có thể sử dụng thành ngữ đã xác định ở câu 6.

Gợi ý:

Hùng và Hoàng đang chơi đá bóng. Bỗng nhiên, Hùng nhớ ra sắp đến giờ học thêm. Cậu không chơi nữa và chạy về nhà để kịp giờ đi học. Hôm sau đến lớp, Hoàng mới hỏi Hùng:

– Hôm qua, chúng mình đang chơi đá bóng vui. Cậu làm gì mà ba chân bốn cẳng chạy đi, không nói gì thế?

Hùng mới gãi đầu bảo:

– Tớ xin lỗi nhé! Tớ chợt nhớ ra đến giờ học thêm nên phải về gấp!

Xem thêm: Đoạn văn hội thoại sử dụng thành ngữ ba chân bốn cẳng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *