Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều bài 13 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, hình thành kiến thức và luyện tập bài Từ tế bào đến cơ thể thuộc chủ đề 7 Tế bào.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể
Giải KHTN Lớp 6 Bài 13 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Soạn KHTN 6 Từ tế bào đến cơ thể là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Từ tế bào đến cơ thể – KHTN 6 Cánh diều
Lý thuyết KHTN 6 Từ tế bào đến cơ thể
I. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
1. Sinh vật đơn bào
– Sinh vật đơn bào là các sinh vật thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào như: lấy và tiêu hóa thức ăn, hô hấp, vận động, sinh sản và trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài.
2. Sinh vật đa bào
– Sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp.
– Cơ thể chúng có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau như quang hợp, tiêu hóa, hô hấp… nhờ đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể.
II. Tổ chức cơ thể đa bào
– Ở sinh vật đa bào, các tế bào được tổ chức theo thứ tự nhất định từ cấp độ thấp đến cấp độ cao.
– Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản
– Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng
– Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí trong cơ thể
– Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định
– Cơ thể sinh vật bao gồm tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể.
III. Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể
*Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào
– Chuẩn bị: Kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, kim mũi mác, lọ đựng dịch huyền phù nấm men, lọ đựng nước cất, lọ đựng xanh methylen, đĩa kính đồng hồ.
– Tiến hành:
+ Nhỏ một giọt nấm men lên lam kính.
+ Dùng kim mũi mác dàn mỏng dịch và để yên cho nước bay hơi hết.
+ Nhỏ một giọt xanh methylen lên vết mẫu đã khô và để yên trong 5 phút.
+ Nhỏ từ từ nước cất chảy qua vết mẫu đã nhuộm đến khi dung dịch chảy ra khỏi lam kính không còn màu xanh. Nhỏ một giọt nước cất lên vết nhuộm, đậy lamen lên vết nhuộm.
+ Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x
Giải KHTN 6 Từ tế bào đến cơ thể
I. Phần mở đầu
❓ Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu tạo từ nhiều tế bào.
Trả lời:
Sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào là con gà, cây hoa mai và cây lúa.
II. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
❓ Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực
Trả lời:
Ví dụ
– Tế bào nhân sơ: vi khuẩn, vi khuẩn cổ, vi khuẩn lam, xạ khuẩn
– Tế bào nhân thực: trùng biến hình, tảo lục, nấm, trùng roi, trùng giày,…
❓ Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1
Trả lời
Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
Sinh vật đơn bào là các sinh vật mà cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào này có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân chuẩn. Một số sinh vật đơn bào có thể hợp tác với nhau để phát triển thành tập đoàn. Hầu hết các sinh vật nguyên sinh đều là đơn bào.
Ví dụ: trùng roi ;trùng kiết lị,trùng cỏ……
– Sinh vật đa bào là những sinh vật bao gồm nhiều hơn một tế bào. Chúng là những sinh vật phức tạp có chức năng đa dạng. Mặt khác, sinh vật đơn bào còn được gọi là sinh vật đơn bào chỉ gồm một tế bào. Do đó, chúng có các quá trình sinh học đơn giản.
Ví dụ: thủy tức, ốc, cá, bò sát, chim, thú…
Bảng tiêu chí phân biệt sinh vật đơn bào và đa bào
Tiêu chí |
Sinh vật đơn bào |
Sinh vật đa bào |
Số lượng tế bào |
Một tế bào |
Nhiều tế bào |
Số loại tế bào |
Một loại tế bào |
Nhiều loại tế bào |
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay nhân thực |
Tế bào nhân sơ |
Tế bào nhân thực |
III. Tổ chức cơ thể đa bào
❓ Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao
Trả lời
Tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể
❓ Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể người theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó.
Trả lờ
Trình tự sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể người từ thấp đến cao là:
– Tế bào: tế bào biểu mô ruột
– Mô: Biểu mô ruột, mô cơ, mô liên kết
– Cơ quan: ruột non
– Hệ cơ quan: hệ tiêu hóa
– Cơ thể: cơ thể người
❓ Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô.
Trả lời
– Một số loại mô ở lá cây:
+ Hình dạng: hình cầu
+ Kích thước: nhỏ
– Mô cơ ở ruột non:
+ Hình dạng: dạng ống
+ Kích thước: dài
– Mô thần kinh ở não:
+ Hình dạng: tủa thành nhiều nhánh nhỏ
+ Kích thước: dài
❓
a. Dựa vào hình 13.3 hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh
b. Quan sát hình 13,.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người.
Trả lời
Một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh là: mô giậu, mô bì, mô xốp, mô dẫn
Một số cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người là: dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, thực quản, gan,…
❓ Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2 và tên của cấp độ tổ chức liền kề cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể
Cấu trúc | Lá bạc hà | Tế bào thần kinh ở người | Hệ hô hấp | Cây ngô |
Tên cấp độ tổ chức | Cơ quan | ? | ? | ? |
Tên cấp độ tổ chức liền kề cao hơn | Hệ cơ quan | ? | ? | ? |
Trả lời
❓ Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3
Cấu trúc | Động vật | Thực vật |
Tế bào | ? | ? |
Mô | ? | ? |
Cơ quan | ? | ? |
Hệ cơ quan | ? | ? |
Trả lời
Bảng 13.3
Cấu trúc |
Động vật |
Thực vật |
Tế bào |
tế bào thần kinh |
tế bào vảy hành (củ hành) |
Mô |
mô liên kết ( ruột non) |
mô giậu (lá cây) |
Cơ quan |
cơ quan tiêu hóa |
cơ quan hô hấp |
Hệ cơ quan |
hệ tuần hoàn |
hệ hô hấp |