Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, biết cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 42→48.

Bạn đang đọc: Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Qua đó giúp các em củng cố kiến thức về điều kiện tự nhiên, Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 9 Hy Lạp và La Mã cổ đại cho học sinh của mình. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết tài liệu giải Lịch sử 6 Bài 9 trang 48 Cánh diều, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Giải Sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

    Lý thuyết Hy Lạp và La Mã cổ đại

    1. Điều kiện tự nhiên

    a. Hy Lạp cổ đại

    + Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,..

    + Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt văn hóa của người dân.

    + Có lợi thế lớn với đường bờ biển dài, có nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương buôn bán. Bờ biển phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên.

    – Cảng biển Pi-rê là cảng biển quan trọng nhất của Hy Lạp. Nó nằm cách thủ đô A-ten 12km. Pi-rê là cảng hành khách lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới về cảng hàng hóa. Từ cảng Pi-rê, người Hy Lạp đem hàng hóa giao thương khắp Địa Trung Hải, đến tận vùng Biển Đen.

    b. La Mã cổ đại

    – Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-ly. Vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng Pô và sông Ti-brơ thuận lợi cho việc trồng trọt.

    – Miền Nam và đảo Xi-xin có những đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi. Trong lòng đất có chứa nhiều đồng, chì, sắt,… nên các ngành thủ công nghiệp cũng rất phát triển.

    – Bán đảo I-ta-ly có hàng nghìn km đường bờ biển, lại nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải, rất thuận lợi cho giao thương và các hoạt động hàng hải.

    Từ đây, người La Mã vừa có thể buôn bán khắp các vùng xung quanh Địa Trung Hải.

    Trả lời câu hỏi phần lý thuyết

    1. Điều kiện tự nhiên

    Câu 1

    Dựa vào các lược đồ hình 9.1 và 9.2 đọc thông tin, hãy:

    • Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại
    • Trình bày điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã.

    Gợi ý trả lời

    Vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại:

    • Hy Lạp gồm miền lục địa Hy Lạp (nam bán đảo Ban-căng), miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
    • La Mã gồm bán đảo I-ta-li-a và ba đảo lớn là Xin-tin ở phía Nam, Cóoc-xơ và Xác-đe-nhơ ở phía Tây.

    Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã:

    • Hy Lạp: khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng nho và ô-liu. Có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng… có nhiều vịnh, hải cảng cho tàu thuyền đi lại và trú ẩn.
    • La Mã: có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt… đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển thuận lợi cho hoạt động hàng hải.

    2. Tổ chức nhà nước thành bang

    Câu 1

    • Trình bày tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp
    • Hãy kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten

    Gợi ý trả lời

    Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp:

    • Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.
    • Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.
    • Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.

    Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:

    • quý tộc chủ nô
    • nông dân
    • người làm công thương nghiệp (chủ xưởng, chủ thuyền, thương nhân…)

    3. Tổ chức nhà nước đế chế

    Câu 1

    Quan sát lược đồ hình 9.2 (sgk trang 43), các hình 9.4, 9.5 và đọc thông tin, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã?

    Gợi ý trả lời

    Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:

    • Thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn đã xâm chiếm các thành thị trên bán đảo I-ta-li-a và trở thành một đế chế.
    • Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị La Mã và nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng tối cao).
    • Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng.

    Trả lời câu hỏi phần Luyện tập vận dụng

    Câu 1

    Trình bày những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã

    Gợi ý trả lời

    Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã:

    • Hy Lạp: khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng nho và ô-liu. Có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng… có nhiều vịnh, hải cảng cho tàu thuyền đi lại và trú ẩn.
    • La Mã: có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt… đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển thuận lợi cho hoạt động hàng hải.

    Câu 2

    Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã

    Gợi ý trả lời

    Bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã:

    Người Hy Lạp Người La Mã
    • Biết làm ra lịch
    • Tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ
    • Văn học thần thoại ra đời sớm với hai bộ sử thi: I-li-át và Ô-đi-xê
    • Sản sinh ra nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực
    • Tạo ra các công trình kiến trúc:
      • Đền Parthenon thờ nữ thần Athena.
      • Đền thờ thần Zeus.
      • Thành cổ Acropolis
    • Biết làm ra lịch
    • Tạo ra mẫu tự La-tin
    • Dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã
    • Tạo ra các công trình kiến trúc:
      • Đấu trường La Mã
      • Thánh đường Severan
      • Lăng mộ Hadrian
      • Cầu dẫn nước Pont Du Gard

    Câu 3

    Hãy tìm kiếm thông tin và giới thiệu một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng

    Gợi ý trả lời

    Giới thiệu đấu trường La Mã.

    Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.

    Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sĩ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

    Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.

    Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã – Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *