Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Anh em nào phải người xa.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Anh em nào phải người xa (6 mẫu)
Tài liệu bao gồm 6 đoạn văn mẫu dành cho học sinh lớp 6, có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Anh em nào phải người xa
Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa – Mẫu 1
Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị trong cuộc sống, trong đó có thể kể đến bài:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao chỉ có bốn câu ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Tác giả dân gian muốn nhắc nhở mỗi người về tình cảm giữa những người thân trong gia đình. Ở đây, “anh em” chỉ mối quan hệ ruột thịt, họ hàng. Điệp từ “cùng” nhấn mạnh vào quan hệ huyết thống, cùng chung cha mẹ, là người một nhà. Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh “yêu nhau như thể tay chân” mang tính biểu tượng cao. Chân và tay là những bộ phận trên cơ thể của con người. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Tay có thuận chân mới bước, cơ thể mới khỏe mạnh. Và lời gửi gắm ở đây là anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Quả là một cách nói độc đáo, thú vị. Câu ca dao tuy đơn giản, nhưng lại chứa đựng một bài học quý giá trong cuộc sống.
Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa – Mẫu 2
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao trên tuy ngắn gọn nhưng đã giúp tôi có được bài học vô cùng giá trị. Chỉ với bốn câu lục bát, tác giả dân gian đã khéo léo khuyên nhủ về mối quan hệ của anh, chị em trong một gia đình. Từ “anh em” dùng để chỉ người có mối quan hệ ruột thịt, vô cùng thân thiết – cùng chung bác mẹ, sống chung một nhà. Cách nói so sánh “yêu nhau như thể tay chân” cũng rất độc đáo. “Tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Bài học rút ra ở đây là anh chị em cần biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Điều này cũng chính là mong muốn của người lớn. Quả là lời nói ngắn gọn nhưng giá trị lại lớn lao.
Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa – Mẫu 3
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định – “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” – cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.
Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa – Mẫu 4
Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó em đặc biệt ấn tượng với câu:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Nội dung của câu ca dao nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, mà là có máu mủ, ruột thịt. Họ đều cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian khẳng định rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Cách so sánh khá độc đáo, bởi “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển. Giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Từ đó, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho em một lời khuyên vô cùng hữu ích.
Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa – Mẫu 5
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao là lời nhắc nhở con người về tình cảm anh em trong gia đình. “Anh em” chỉ mối quan hệ ruột thịt, họ hàng. Điệp từ “cùng” nhấn mạnh nguồn gốc vô cùng gần gũi, thân thiết giữa anh em. Bởi vậy mà giữ anh em luôn cần phải có sự yêu mến, tôn trọng lẫn nhau. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, khi tay và chân đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Tay có thuận chân mới bước, cơ thể mới khỏe mạnh. Cũng như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là mong ước của người làm cha mẹ, cũng là bổn phận của con cháu. Câu ca dao tuy đơn giản, nhưng lại chứa đựng một bài học quý giá trong cuộc sống.
Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa – Mẫu 6
Tình cảm anh em được thể hiện qua bài ca dao dưới đây:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Mở đầu, tác giả dân gian đã khẳng định “anh em” không phải là những người xa lạ, mà có mối quan hệ gắn bó, ruột thịt. Hình ảnh so sánh “yêu nhau như thể tay chân” thật độc đáo. “Tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước. Cơ thể mới khỏe mạnh, phát triển. Cũng giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Gia đình đó mới có thể hạnh phúc, ấm êm. Đó vừa là mong muốn của người lớn, vừa là trách nhiệm của anh, em. Bài ca dao đem đến lời khuyên cho con người vô cùng quý giá cho con người.