Địa lí lớp 5 Bài 8: Dân số nước ta

Địa lí lớp 5 Bài 8: Dân số nước ta

Giải bài tập Địa lí 5 Bài 8: Dân số nước ta giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 5 trang 83, 84 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.

Bạn đang đọc: Địa lí lớp 5 Bài 8: Dân số nước ta

Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Địa lí lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 8: Dân số nước ta cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải bài tập Địa lí 5 Bài 8: Dân số nước ta

    Trả lời câu hỏi SGK Địa lí 5 trang 83, 84

    Câu hỏi trang 83

    Câu 1: Dựa vào bảng số liệu Năm 2004 dưới đây, em hãy cho biết:

    • Nước ta có số dân là bao nhiêu?
    • Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam Á?

    Địa lí lớp 5 Bài 8: Dân số nước ta

    Trả lời:

    • Nước ta có số dân là: 82,0 triệu người (năm 2004) và đạt mức 90 triệu người năm 2013
    • Trong số các nước ở Đông Nam Á, số dân nước ta đứng thứ 3.

    Câu 2: Quan sát hình bên, em hãy:

    • Cho biết số dân từng năm của nước ta?
    • Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta?

    Địa lí lớp 5 Bài 8: Dân số nước ta

    Trả lời:

    * Số dân từng năm của nước ta là:

    • Năm 1979: 52,7 triệu người
    • Năm 1989: 64, 4 triệu người.
    • Năm 1999: 76, 3 triệu người.

    * Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta:

    • Từ năm 1979 – 1989 dân số nước ta tăng: 11, 7 triệu người
    • Từ năm 1989 – 1999 dân số nước ta tăng: 11,9 triệu người

    ⇒ Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người.

    Câu hỏi trang 84

    Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì?

    Trả lời:

    Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả:

    a. Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

    • Làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP.
    • Vấn đề việc làm luôn là gánh nặng lớn của xã hội.

    b. Khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống:

    • GDP bình quân theo đầu người còn thấp.
    • Bình quân lương thực, thực phẩm theo đầu người thấp, tỉ lệ đói nghèo còn cao.
    • Sức ép cho y tế, giáo dục, nhà ở, tệ nạn xã hội…

    c. Sức ép đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường:

    • Cạn kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu của số dân đông và tăng nhanh.
    • Ô nhiễm môi trường…

    Hoặc có thể trả lời ngắn gọn như sau:

    Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả:

    • Gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, nhu cầu của con người, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
    • Gây nhiều tệ nạn xã hội.
    • Gây sức ép nên môi trường tài nguyên.

    Giải bài tập SGK Địa lí 5 trang 84

    Câu 1

    Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân ? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á?

    Trả lời:

    Năm 2004, nước ta có 82,0 triệu dân. Số dân nước ta đứng thứ Ba trong các nước Đông Nam Á.

    Câu 2

    Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân? Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.

    Trả lời:

    a. Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

    • Làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP.
    • Vấn đề việc làm luôn là gánh nặng lớn của xã hội.

    b. Khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống:

    • GDP bình quân theo đầu người còn thấp.
    • Bình quân lương thực, thực phẩm theo đầu người thấp, tỉ lệ đói nghèo còn cao.
    • Sức ép cho y tế, giáo dục, nhà ở, tệ nạn xã hội…

    c. Sức ép đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường:

    • Cạn kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu của số dân đông và tăng nhanh.
    • Ô nhiễm môi trường…

    Lý thuyết bài Dân số nước ta

    Dân số

    Nước ta có diện tích trung bình nhưng dân số thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.

    Gia tăng dân số

    • Dân số nước ta tăng nhanh, mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người.
    • Dân số đông gặp nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
    • Những năm gần đây dân số nước ta ngày càng giảm nhờ thực hiện tốt công tác gia đình.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *