Sinh học 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Sinh học 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Giải bài tập Sinh 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về quá trình phân giải các chất trong tế bào. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 76 đến 78.

Bạn đang đọc: Sinh học 10 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Giải Sinh 10 Bài 16 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 16 Phân giải các chất và giải phóng năng lượng, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Giải Sinh 10: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

    Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Sinh 10 Bài 16

    I. Khái niệm phân giải các chất trong tế bào

    Câu hỏi 1: Cho một ví dụ về quá trình phân giả các chất trong tế bào ( nêu rõ nguyên liệu tham gia và sản phẩm được hình thành )

    Trả lời:

    Phân giải tinh bột thành các phân tử glucose, nguyên liệu là tinh bột, sản phẩm là glucose.
    Phân giải nucleic accid thành các nucleotide,..

    Câu hỏi 2: Tại sao nói quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng ?

    Trả lời: Quá trình phân giải các chất thì các liên kết hóa học trong các chất phức tạp bị phá vỡ dẫn đến giải phóng năng lượng.

    II. Quá trình phân giải hiếu khí

    Câu 3: Hãy cho ví dụ chứng minh tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể.

    Trả lời: tốc độ phân giải hiếu khí xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nảy mầm, hoa đang nở…

    Câu hỏi 4: Quan sát Hình 16.2, hãy cho biết quá trình phân giải hiếu khí gồm những giai đoạn nào. Mối quan hệ giữa các giai đoạn đó là gì ?

    Trả lời

    Quá trình phân giải hiếu khí được chia thành ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi chuyển electron

    + Đường phân : diễn ra ở tế bào chất 1glucose -> 2 priuvid acid + 2ATP + 2NADH

    + Chu trình Crep: khi có oxi, axit piruvic từ tế bào chất vào ti thể. Tại đó, axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hóa hoàn toàn.

    + Chuỗi chuyền electron: hidrogen tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước và giải phóng năng lượng ATP.
    Acid piruvic -> CO2 + ATP + NaDH + FADH2

    Câu hỏi 5: Tại sao quá trình đường phân tạo được 4 phân tử ATP nhưng hiệu quả thực sự chỉ có 2 phân tử ATP.

    Trả lời

    Tuy tạo ra được 4 ATP nhưng quá trình đường phân sử dụng mất 2 ATP

    Câu hỏi 6: Sau khi kết thúc giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, đã có những sản phẩm nào được tạo thành ?

    Trả lời

    Acid piruvic -> 2CO 2 + ATP +3 NaDH + FADH 2

    Câu hỏi 7: Trong quá trình phân giải hiếu khí, oxygen có vai trò gì ?

    Trả lời

    Trong quá trình phân giải hiếu khí, oxygen có vai trò được sử dụng trong ti thể để giúp tạo ra ATP trong quá trình oxy hóa hoàn toàn axit piruvic. Oxy là chất có vai trò quan trọng trong hô hấp hiếu khí là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền electron.

    Giải bài tập Sinh học 10 bài 16 trang 78

    Câu 1

    Tại sao cường độ hô hấp giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất của tế bào ?

    Trả lời

    Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây. Trong hô hấp nước vừa là sản phẩm vừa là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào cơ chế hô hấp. Nước còn là dung môi hoà tan các chất và vận chuyển các chất của tế bào

    Câu 2

    Có ý kiến cho rằng ” Phân tử glucose được vận chuyển vào trong ti thể để tham gia vào quá trình hô hập tế bào”. Ý kiến trên là đúng hay sai ? Hãy thiết kế một thí nghiệm đơn giản để chứng minh.

    Trả lời

    Ý kiến trên là sai. Ý kiến này sai vì chất đi vào ti thể là acid pyruvic, là sản phẩm của đường phân khi chuyển hóa glucose ở tế bào chất.

    Thí nghiệm đề xuất:

    Em có thể thiết kế thí nghiệm gồm 2 mẫu ống nghiệm: một ống chứa glucose và dịch nghiền tế bào, một ống chứa glucose và ti thể, sau đó sử dụng ống dẫn khí (cắm vào nút bịt ống nghiệm), để ở miệng ống dẫn khí cốc chứa nước vôi trong và kiểm tra xem ống dẫn khí nào chứa CO2 (ống làm đục nước vôi trong) để kiểm chứng.

    Câu 3

    So sánh phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.

    Trả lời

    Phân giải kị khí

    Phân giải hiếu khí

    Nơi xảy ra

    Màng dinh chất- sinh vật nhân thực ( không có bào quan ti thể).

    Màng trong ti thể ( sv nhân thực) hoặc màng sinh chất( sv nhân sơ).

    Điều kiện môi trường

    Không cần oxi

    Cần oxi

    Chất nhận điện tử

    Chất vô cơ

    O2 phân tử

    Sản phẩm và năng lượng sinh ra

    Chất vô cơ, hữu cơ, 2 ATP

    CO2 , H2O và 38 ATP

    Câu 4

    Nếu cho vào tế bào một chất hóa học để phá hủy màng trong ti thể, hãy cho biết :

    a, Hậu quả gì sẽ xảy ra đối với tế bào ?

    b, Trong trường hợp này, số ATP được giải phóng sẽ là bao nhiêu ?

    Trả lời 

    a. Nếu chất hóa học phá hủy màng trong ti thể, chuỗi truyền electron sẽ không diễn ra, dẫn đến hô hấp hiếu khí không được thực hiện, tế bào chuyển sang hô hấp kị khí.

    b. Trong trường hợp này, số ATP được giải phóng là 2 ATP.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *