Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Thông qua dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật các bạn biết cách nắm được các luận điểm luận cứ quan trọng để triển khai bài văn của mình thật hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật
Kỳ thị người khuyết tật là thói quen xấu của nhiều người. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật
Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ kỳ thị người khuyết tật
A. Mở bài
– Nêu thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ: kì thị người khuyết tật.
– Nêu lí do hay mục đích viết bài luận: thuyết phục mọi người từ bỏ hành vi kì thị người khuyết tật.
=> Khẳng định cần phải loại bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.
B. Thân bài
1. Giải thích
– Giải thích khái niệm:
- Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho đời sống sinh hoạt, học tập, lao động gặp khó khăn.
- Kì thị: là cách phản ứng tiêu cực của xã hội đối với các cá nhân
=> Kì thị người khuyết tật là sự phân biệt đối xử nhằm loại trừ, tách biệt hay hạn chế cơ hội giao lưu, tiếp xúc bình đẳng của người khuyết tật với cộng đồng.
– Nguyên nhân sự kì thị người khuyết tật:
- Do quan niệm sai lệch
- Nhận thức chưa đúng đắn, sai lầm về người khuyết tật
- Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cũng như các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực này chưa thực sự sâu rộng và đạt hiệu quả cao.
- Một số trường hợp người khuyết tật lợi dụng lòng tốt, lòng thương người của cộng đồng để chuộc lợi mà không cần sử dụng sức lao động.
2. Tác hại
– Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người khuyết tật
– Là nguyên nhân dẫn đến việc người khuyết tật không thể hòa nhập vào các hoạt động chung của cộng đồng.
– Hạn chế cơ hội của người khuyết tật
3. Lợi ích của việc từ bỏ thói quen
– Giúp cho người khuyết tật mạnh mẽ, tự tin hơn.
– Giúp cho bản thân có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn.
– Giúp xã hội dần xóa bỏ sự kì thị với người khuyết tật.
– Cuộc sống trở nên bình đẳng, tốt đẹp.
4. Giải pháp từ bỏ thói quen
– Chủ động tiếp nhận, tìm hiểu thông tin về cộng đồng người khuyết tật, những đóng góp của họ cũng như những sự kì thị mà họ đã phải trải qua.
– Thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của bản thân
– Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật: để hiểu hơn về người khuyết tật, giúp họ tăng cường cơ hội giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết về quyền của người khuyết tật,…
C. Kết bài
– Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.
– Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.
Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật
1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề thuyết phục: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.
2. Thân bài.
a) Giải thích quan niệm:
Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:
– Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.
– Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, …
c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:
– Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.
– Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.
3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.