Hóa học 9 Bài 37: Etilen

Hóa học 9 Bài 37: Etilen

Giải Hóa học 9 Bài 37 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 119 được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Bạn đang đọc: Hóa học 9 Bài 37: Etilen

Soạn Hóa 9 bài 37 Etilen được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 4: Hiđrocacbon nhiên liệu. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Hóa học 9 Bài 37: Etilen

    Lý thuyết Hóa 9 Bài 37: Etilen

    I. Tính chất vật lý

    Là chất khí, không màu, không mùi.

    Nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước.

    Hóa học 9 Bài 37: Etilen

    II. Cấu tạo phân tử

    Công thức thu gọn: CH2= CH2

    Trong phân tử etilen C2H4, có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon.

    Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

    Những hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi như etilen gọi là anken, có công thức chung CnH2n với n > 2.

    III. Tính chất hóa học

    1. Tác dụng với dung dịch Br2

    Ở phản ứng này, một liên kết kém bền trong liên kết đôi bị đứt ra và phân tử etilen kết hợp thêm một phân tử brom.

    PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2

    Dung dịch Br2 ban đầu có màu vàng nâu. Sục khí etilen vào dung dịch => dung dịch mất màu

    Ngoài brom, trong những điều kiện thích hợp, etilen còn có phản ứng cộng vởi một số chất khác như: H2, Cl2, HCl…

    2. Phản ứng cháy

    Tác dụng với oxi: Khi đốt trong oxi, etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

    Hóa học 9 Bài 37: Etilen

    Tổng quát: Hóa học 9 Bài 37: Etilen

    * Đốt cháy anken cho Hóa học 9 Bài 37: Etilen

    3. Phản ứng trùng hợp

    Khi có xúc tác và nhiệt độ thích hợp, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra làm cho các phân tử etilen kết hợp với nhau, tạo thành chất có phân tử lượng rất lớn gọi là polietilen. Phản ứng đó gọi là phản ứng trùng hợp.

    IV. Điều chế

    C2H5OH Hóa học 9 Bài 37: Etilen CH2= CH2 + H2O

    V. Ứng dụng

    Etilen dùng để điều chế axit axetic, rượu etylic, poli (vinyl clorua),…

    Etilen dùng kích thích quả mau chín.

    Giải bài tập Hóa 9 Bài 37 trang 119

    Câu 1

    Hãy tính số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất sau:

    a) CH3 – CH3.

    b) CH2 = CH2.

    c) CH2 = CH – CH = CH2.

    Gợi ý đáp án

    a) CH3 – CH3 có 1 liên kết đơn C – C.

    b) CH2 = CH2 có 1 liên kết đôi: C = C.

    c) CH2 = CH – CH = CH2 có 2 liên kết đôi: C = C

    1 liên kết đơn: C – C.

    Câu 2

    Điền các từ thích hợp “có” hoặc “không” vào các cột sau

    Có liên kết đôi Làm mất màu dung dịch brom Phản ứng trùng hợp Tác dụng với oxi
    Metan
    Etilen

    Gợi ý đáp án

    Có liên kết đôi Làm mất màu dung dịch brom Phản ứng trùng hợp Tác dụng với oxi
    Metan Không Không Không
    Etilen Có 1 liên kết đôi

    Câu 3

    Hãy nêu phương pháp hóa học loại bỏ khí etilen có sẵn trong khí metan để thu được metan tinh khiết.

    Gợi ý đáp án

    Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư, khi đó etilen phản ứng tạo thành đibrometan là chất lỏng ở lại trong dung dịch và chỉ có metan thoát ra.

    CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br.

    Câu 4

    Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng:

    a) Bao nhiêu lít oxi?

    b) Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi? Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

    Gợi ý đáp án

    a) Phương trình phản ứng cháy etien:

    C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.

    Pư: 0,2   0,6        0,4 (mol

    Theo pt nO2 = 3. nC2H4 = 0,2 x 3 = 0,6 mol.

    VO2 = 0,6 x 22,4 = 13,44 lít.

    b) Thể tích không khí = 67,2 lít.

    Giải SBT Hóa học 9 Bài 37

    Bài 37.1 

    A. Có khối lượng riêng lớn hơn không khí.

    B. Không màu, dễ tan trong nước.

    C. Mùi hắc, ít tan trong nước.

    D. Không màu, không mùi, ít tan trong nước.

    Lời giải:

    Đáp án D.

    Bài 37.2 

    Có các chất sau: CH4; CH3 – CH3; CH2 = CH2; CH2 = CH – CH3.

    a) Chất nào tác dụng được với clo khi chiếu sáng?

    b) Chất nào có thể làm mất màu dung dịch brom?

    c) Chất nào có phản ứng trùng hợp?

    Hãy viết phương trình hoá học minh hoạ.

    Lời giải:

    – Tác dụng với clo khi chiếu ánh sáng là CH4; C2H6.

    CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

    C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl

    – Làm mất màu dung dịch brom: CH2 = CH2; CH2 = CH – CH3.

    CH2 = CH2; CH2 = CH – CH3

    CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

    CH2 = CH – CH3 + Br2 → CH2BrCHBr – CH3

    – Có phản ứng trùng hợp là CH2 = CH2; CH2 = CH – CH3.

    Bài 37.3 

    Dẫn từ từ a gam mỗi khí CH4, C2H2, CH2=CH-CH3 vào ba bình tương ứng X, Y, Z chứa cùng một lượng dung dịch brom. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy dung dịch trong các bình

    A. X, Y, z bị mất màu.

    B. X, Y mất màu, z không đổi màu.

    C. X không đổi màu, Y mất màu, z nhạt màu.

    D. X không đổi màu, Y nhạt màu, z mất màu.

    Lời giải:

    Đáp án C.

    Bài 37.4 

    Hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp Ạ (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 20 gam kết tủa. Hãy tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

    Lời giải:

    Gọi số mol của CH4 trong hỗn hợp là X, của C2H4 trong hỗn hợp là y.

    Tính số mol CO2 tạo ra khi đốt CH4, C2H4 theo x, y. Từ đó lập hệ phương trình, tính được:

    x = 0,1; y = 0,05.

    => %Hóa học 9 Bài 37: Etilen = 66,67%; %Hóa học 9 Bài 37: Etilen =33,33%.

    Bài 37.5 

    Chất hữu cơ X khi đốt cháy tuân theo phương trình hoá học:

    aX + 3O2 → 2CO2 + 2H20

    Hãy xác định công thức phân tử của X và viết phương trình hoá học. Biết a là số nguyên, dương.

    Lời giải:

    Áp dụng nguyên tắc bảo toàn đối với nguyên tố oxi => trong X không có oxi. Vậy X là hiđrocacbon, có công thức phân tử CnHm. Từ phương trình hoá học của phản ứng cháy, ta có:

    => an = 2; am = 4

    Nếu a = 1 thì n = 2; m = 4 → C2H4 (phù hợp)

    Nếu a = 2 thì n = 1; m = 2 → CH2( không phù hợp)

    Vậy công thức phân tử của X là C2H4

    Bài 37.6 

    Dẫn 6,72 lít một hỗn hợp khí gồm hai hiđrocacbon mạch hở (không phải mạch vòng) qua dung dịch brom dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng thêm 5,6 gam, đồng thời thoát ra 2,24 lít một chất khí. Mặt khác, nếu đốt cháy toàn bộ 6,72 lít hỗn hợp trên thấy tạo ra 22 gam CO2 và 10,8 gam H20. Biết các thể tích khí đo ở đktc.

    Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon và tính thành phần % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp

    Lời giải:

    Thể tích khí đã tác dụng với dung dịch brom là: 6,72 – 2,24 = 4,48 (lít).

    => Số mol khí phản ứng với dung dịch brom là: 4,48/22,4 = 0,2 mol

    Khối lượng bình brom tăng lên là do khối lượng hiđrocacbon bị hấp thụ. Vậy khối lượng mol phân tử của hiđrocacbon là:

    5,6/0,2 = 28 (gam/mol)

    => Công thức phân tử của một hiđrocacbon là C2H4.

    Dựa vào phản ứng đốt cháy tìm được hiđrocacbon còn lại là CH4.

    %C2H4 = 4,48/6,72 x 100% = 66,67%; Hóa học 9 Bài 37: Etilen = 33,33%

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *