Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về an toàn giao thông mà Download.vn giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh. Qua đó các bạn nhanh chóng nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch để biết cách viết bài văn nghị luận hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông (5 Mẫu)
An toàn giao thông là vấn đề của cả toàn xã hội, mỗi bản thân chúng ta cần phải thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm khi tham gia giao thông thì mới có một tập thể tốt xây dựng xã hội văn minh, an toàn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dàn ý nghị luận về bệnh vô cảm, dàn ý nghị luận về tinh thần tự học.
Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông
Dàn ý về an toàn giao thông
I. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.
Ví dụ: Ngày nay xã hội phát triển thì nhu cầu về cơ sở vật chất của con người ngày càng tăng. Đối với chuyện đi lại cũng thế, ngày nay nhu cầu đi lại ngày càng nhiều. Chính vì thế mà tình trạng gia thông ngày nay khá phức tạp. Để hiểu rõ thêm về an toàn giao thông chúng ta cùng đi tìm hiểu và nhận thức đối với học sinh ta nên làm gì để hiểu rõ hơn về an toàn giao thông.
II. Thân bài
1. Thực trạng về an toàn giao thông hiện nay
Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng phổ biến. Theo Cục CSGT, năm 2016 thì:
– Cả nước xảy ra hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông
– Cướp đi sinh mạng gần 9.000 người.
– Cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác
2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
– Do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông
– Những người điều khiển phương tiện giao thông không nắm được luật giao thông
– Sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông như: lạng lách, đua xe, đi xe không đúng tốc độ, không đúng làn đường quy định.
– Say xỉn khi tham gia giao thông
– Những người đi bộ, người bán hàng rong đi không đúng đường quy định.
– Lỗi do phương tiện giao thông yếu kém
– Những phương tiện giao thông đã quá cũ kĩ không thể tiếp tục tham gia giao thông
– Lỗi do cơ sở hạ tầng yếu kém: giao thông có những ổ voi, ổ gà, đường quá chật,….
3. Hậu quả
– Nhiều người thiệt mạng
– Mất mát về tiền của, vật chất của con người
– Ùn tắc giao thông, mất trật tự xã hội
4. Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông
– Đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông…
– Đưa ra những chính sách phù hợp nhằm mang tính chất răn đe phòng ngừa những người tham gia giao thông để họ có thể tham gia giao thông an toàn.
– Làm tốt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cũng như khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông.
III. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của cá nhân em về tai nạn giao thông
Lập dàn ý về an toàn giao thông
1. Mở bài:
Dẫn dắt vấn đề nghị luận, chỉ ra được vấn đề an toàn giao thông là vấn đề cấp thiết, cần quan tâm, bàn luận.
2. Thân bài:
Vì vấn đề an toàn giao thông là một hiện tượng đời sống, nên cần triển khai theo những khía cạnh sau để việc bàn luận được sâu sắc, xác thực và chân thật nhất, cụ thể:
a. Giải thích: có nhiều cách tiếp cận khái niệm vấn đề an toàn giao thông:
- Chưa có một định nghĩa cụ thể nào về an toàn giao thông, có thể giải thích theo cách chiết tự nghĩa. Do vậy có thể hiểu an toàn giao thông: việc đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia giao thông, giúp các chủ thể đó giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông.
- Đối lập với an toàn giao thông là tai nạn giao thông: sự cố, sự kiện nằm ngoài ý muốn chủ quan, không kịp phòng trách dẫn đến thiệt hại.
b. Hiện trạng
- Những biểu hiện như: vượt đèn đỏ, sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông, điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ tuổi cho phép,…
- Những con số cụ thể: Có thể dựa vào báo cáo của cơ quan chức năng có thẩm quyền để đảm bảo tính chân thực.
c. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khác quan: hệ thống cầu đường chưa được đảm bảo, tình hình thời tiết, thiên tai ảnh hưởng,…
- Nguyên nhân chủ quan: ý thức chấp hành an toàn giao thông của một số bộ phận người còn kém,…
d. Hậu quả
- Đối với xã hội: đối tượng tai nạn trong độ tuổi lao động là chủ yếu, dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động trẻ; phúc lợi xã hội bị thâm hụt,…
- Đối với nạn nhân vụ tai nạn giao thông: nhiều gia đình không còn hạnh phúc trọn vẹn, kinh tế nguồn tài chính gia đình bị suy giảm,…
- Đối với những người liên quan: người dân bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, phải chịu nghĩa vụ pháp lý dù là vô ý,…
e. Đề xuất giải pháp:
- Giải pháp chung: hoàn thiện những quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề an toàn giao thông; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục,…
- Đối với mỗi cá nhân: nâng cao ý thức, văn hóa an toàn giao thông từ môi trường gia đình cho đến học đường, xã hội…
3. Kết luận
Khẳng định và nhìn toàn diện vấn đề (tín hiệu tích cực của vấn đề an toàn giao thông)
Lập dàn ý An toàn giao thông
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: vấn đề an toàn giao thông.
2. Thân bài
a. Thực trạng
- Hiện tượng ùn tắc giao thông trở nên vô cùng phổ biến ở các thành phố lớn, có những tuyến đường tắc xuyên ngày đêm không kể giờ cao điểm.
- Những năm gần đây, những vụ tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng, số người chết và số người bị thương cũng từ đó tăng theo.
b. Nguyên nhân
- Hệ thống giao thông, đường xá chưa đáp ứng được nhu cầu của con người và có nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng, tác động to lớn đến lưu hành giao thông.
- Do ý thức tham gia giao thông của con người chưa cao, vẫn còn có rất nhiều người vi phạm luật giao thông dẫn đến bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác.
c. Hậu quả
- Có nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc và thậm chí là tính mạng con người.
- Việc tắc đường thường xuyên gây ô nhiễm môi trường do khí thải và gây tốn thời gian của con người vì đợi chờ lưu thông trên đường.
d. Giải pháp
- Mỗi người trước hết phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
- Nhà nước cần có những chính sách sửa sang, mở rộng đường xá ở những tuyến đường lớn, những tuyến hay tắc đường để giúp người dân có thể lưu hành giao thông một cách nhanh chóng hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: an toàn giao thông; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông
I. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh
– Nêu vấn đề: Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp
II. Thân bài
1. Hiện trạng
– Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại
– Đã, đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày
– Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: 8 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 12775 vụ tai nạn giao thông làm 5422 người chết và 10543 người bị thương
– Tình trạng giao thông hiện nay thực sự khiến chúng ta bàng hoàng
2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay
– Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của người dân
– Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông
– Do nhiều người còn có quan niệm về số mệnh mà không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông đều có thể phòng tránh được
– Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toàn
– Do tình trạng giới trẻ đua xe, lạng lách . đánh võng …
– Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông.
3. Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông
– Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội
– Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông
– Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần
– Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
– Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới
– Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kể là tình trạng thiếu an toàn giao thông
4. Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu an toàn giao thông
– Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông
– Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để nâng cao sự an toàn cho người tham gia giao thông
– Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm
– Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông
– Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước
III. Kết bài
– Khẳng định vấn đề: An toàn giao thông đang là nỗi lo lắng đang nhức nhối của cả đất nước nhưng mỗi người biết chấp hành tốt biết đặt lợi ích chung của mọi người lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại.
– Lời nhắn đến mọi người: Chúng ta hãy tự mình chấp hành tốt luật lệ giao thông để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người.
Dàn ý nghị luận về an toàn giao thông
I. Mở bài
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?
2. Hậu quả của vấn đề:
- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh, viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, chiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm…).
- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường…).
- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn…).
- Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lốp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư.
- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
- Tuyên truyền luật giao thông.
III. Kết bài
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.