Viết đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang là một trong những chủ đề rất hay thuộc chương trình Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang
Viết đoạn văn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang gồm 2 đoạn văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết đoạn văn hay. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn phân tích Tràng giang.
Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ “Tràng giang”
Viết đoạn văn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang
“Tràng giang” là bài thơ với nhiều thi liệu mang màu sắc cổ điển. Đọc tác phẩm, ta bắt gặp những hình ảnh “con thuyền” vô cùng quen thuộc. Nhà thơ Hàn Mạc Tử cũng đã từng viết “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?/ Có chở trăng về kịp tối nay”. Con thuyền trên dòng sông vô định gợi liên tưởng đến những kiếp người nhỏ bé, vô danh. Không chỉ vậy, chi tiết “cánh bèo” là chất liệu quen thuộc trong thơ ca. Nó cũng cho ta hình dung rõ nét về sự lênh đênh, trôi nổi của những kiếp người gian truân. Những hình ảnh thơ quen thuộc đã góp phần diễn tả tâm trạng của Huy Cận. Và đó cũng chính là nỗi niềm của thế hệ các nhà thơ Mới lúc bấy giờ. Họ bị mất phương hướng vào cuộc đời không biết sẽ đi đâu về đâu. Vậy qua đây, người đọc có thể hiểu hơn về tâm trạng của Huy Cận lúc bấy giờ.
Đoạn văn bày tỏ về một phương diện nổi bật trong Tràng giang
“Tràng giang” là bài thơ làm nên tên tuổi của Huy Cận. Phương diện nghệ thuật đặc sắc chính là yếu tố tạo nên sự đặc biệt cho tác phẩm. Đầu tiên, ta phải kể đến bức tranh thiên nhiên sông nước hùng vĩ mà hoang sơ, vắng lặng đến khôn cùng được gửi gắm nỗi buồn triền miên. Chất liệu cổ điển của Đường thi được Huy Cận sử dụng một cách rất tài tình, thấm nhuần từ nhan đề đến hệ thống các hình ảnh thơ như con sông, cánh chim chiều, cồn cát, chợ chiều,… Nghệ thuật sử dụng từ láy “điệp điệp”, “song song” đem đến âm hưởng mênh mang tựa như nỗi buồn kéo dài từ cổ chí kim. Cách gieo vần chân “song” – “dòng”, “ngang” – “vàng”, “sa” – “nhà” cũng góp phần làm nên âm điệu hấp dẫn cho tác phẩm. Câu thơ cuối bài “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Những yếu tố nghệ thuật trên đã làm nên đặc trưng của một hồn thơ “ảo não” có một không hai trong phong trào Thơ mới.